Tại sao rất nhiều bác tài và cả người dân đều chuộng tuyến đường Vàm Cống- Mỹ Thuận mà không đi Bắc An Hòa - Cao Lãnh rồi theo quốc lộ N1- quốc lộ N2 hoặc theo Cao Lãnh - Đốc Binh Kiều - Tân Phước (Tiền Giang) hoặc từ Sa Đéc có thể qua phà Sa Đéc về Xẻo Quýt - Tháp Mười - Đốc Binh Kiều...
Hoặc từ Mỹ Thuận về Cai Lậy mà bị tắc đường, có thể theo tỉnh lộ ven sông Mỹ Tho qua di tích Rạch Gầm - Xoài Mút về tới Mỹ Tho rồi theo quốc lộ 50 hoặc đi tắt qua Chợ Gạo- Tân Trụ- Tầm Vu - cầu Ông Thìn... để về lại Sài Gòn. Hoặc Ngay chân cầu Bến Lức rẽ phải vào di tích Vàm Nhựt Tảo có phà Long Sơn vượt sông Vàm Cỏ Đông rồi đi tiếp về Bình Chánh. Tất cả đường này đều dẫn về Sài Gòn hết. Chúc các bạn thành công vào những lần sau nhé.
Ai ở miền Tây hướng Đồng Tháp và Cái Bè của Tiền Giang thì nên đi tuyến tỉnh lộ 865 tới Phú Mỹ (Thủ Thừa, Long An) sau đó theo quốc lộ 62 qua Rạch Chanh tới TP Tân An. Tôi thấy tuyến đường này không bị kẹt xe bao giờ cho dù ngày tết hay lễ. Quốc lộ 1A đoạn từ Tiền Giang tới Tân An nhiều cầu nhỏ hẹp nên kẹt xe và khá xa so với tuyến tỉnh lộ 865, đường rộng và khá tốt.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mật độ dân số cao, có rất nhiều người lao động tập trung về Sài Gòn làm việc. Việc giao thương hàng hóa cũng rất lớn nhưng kết nối với Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ chỉ có độc đạo tuyến quốc lộ 1A với những đoạn hẹp, cầu nhỏ, với lưu lượng xe cộ như hiện nay thì xảy ra ùn ứ là đều tất yếu (ngày thường khi có tai nạn giao thông thì đoạn nút thắt từ Tiền Giang- Sài Gòn vẫn tắc đường kéo dài).
Nên mở rộng đường, nâng cầu và xây thêm hai tuyến đường mới từ đồng bằng sông Cửu Long lên Sài Gòn . Một tuyến ven biển dọc Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Trà Vinh - Bến Tre - Sài Gòn. Tuyến còn lại là từ Kiên Giang - An Giang - Đồng Tháp - Long An - Sài Gòn. Các tuyến đường này tiện cho việc đi lại của người dân cũng như luân chuyển hàng hóa, vận tải...
>> Chia sẻ ý kiến của bạn tại đây.