Các nhà quy hoạch ở các thành phố như Hà Nội và TP HCM cũng bắt đầu đưa ra các một số đề xuất về hạn chế nhập cư. Nhưng chúng ta phải biết rằng hạn chế phải có mức độ, nếu hạn chế quá nhiều thì người chịu thiệt là chính cư dân ở các thành phố lớn. Việc người nhập cư có thể tìm thấy việc làm ở các thành phố lớn chứng tỏ rằng nơi đây cần lao động.
Trong các năm vừa qua, khi kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu lao động chân tay xuất hiện cùng với nhiều loại hình kinh doanh mới như giúp việc, dọn dẹp nhà, giao hàng tận nơi, công nhân vệ sinh, công nhân trong các công xưởng nhỏ, phục vụ bàn, bảo vệ tăng cao và nhanh. Thực tế đúng là một số chi phí dịch vụ tại các thành phố lớn đang rất rẻ là do nhờ lực lượng lao động này như: chưa đến 20 nghìn đồng cho cuốc xe ôm vài cây số, giúp việc theo giờ chỉ vài chục nghìn đến gần 100 nghìn đồng.
>> 'Thượng đài boxing' sau va quẹt xe: Nhiều người Việt hung hăng trên đường
>> 'Cả trung niên và thanh niên đều làm cho giao thông Sài Gòn xấu xí'
Nếu như hạn chế quá nhiều dân nhập cư sẽ dẫn đến hiện trạng thiếu lao động cho các công việc giản đơn và dẫn đến chi phí sống tăng cao. Điều này ảnh hưởng nhiều chiều, người lao động tỉnh lẻ mất việc làm tốt hơn ở quê và cơ hội cải thiện cuộc sống, chi phí dịch vụ, sản phẩm sẽ tăng giá ở thành phố.
Tuy nhiên không quản lý tốt vấn đề nhập cư sẽ làm an sinh xã hội xuống cấp nhanh nên phải đặt ra một giới hạn nhất định. Có người nói áo mặc không vừa thì giảm cân hoặc phải chọn cái áo mới. Tôi thì đi theo hướng phải có cái áo mới, các thành phố lớn đã phát triển đến như thế này thì không thể nào “giảm cân” được, chúng ta nên có một chiếc áo tốt hơn phù hợp với thể trạng mới. Đi theo việc giảm cân mà cụ thể là bài bác việc nhập cư sẽ không giúp mọi thứ tốt hơn được.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
Toàn Nguyễn