Xung quanh câu chuyện học sinh THPT ở Sài Gòn 'chấm điểm' thầy cô, nhiều độc giả VnExpress cho rằng điều này sẽ tạo nên nhiều hệ quả tiêu cực cho giáo dục:
Thầy cô chấm điểm học sinh để lấy chỉ tiêu. Học sinh chấm điểm thầy cô để lấy sự dễ dãi. Thầy cô nào mà khó, muốn cho học sinh nên người thì dễ bị điểm thấp lắm. Tôn sư trọng đạo nằm ở đâu? Học sinh biết gì về chuyên môn mà chấm điểm về chuyên môn của thầy cô. Học sinh có đi dạy đâu mà đánh giá kinh nghiệm giảng dạy của người thầy?
Tôi thấy cái này không nên. Những giáo viên dễ dãi với học sinh sẽ dễ nhận điểm cao, còn giáo viên nghiêm khắc, có năng lực sẽ dẽ nhận điểm thấp. Không chừng việc này sẽ có tác dụng ngược. Năng lực giáo viên hãy để hội đồng giáo viên đánh giá.
Xưa nay nghĩ thầy, cô chấm điểm học sinh, giờ thì ngược lại. Cách này không khác gì thương mại hóa, học sinh là "khách hàng", được đánh giá chất lượng dịch vụ "cung cấp chữ". Nhìn cái phiếu đánh giá mà ngao ngán. Học sinh không biết thì mới cần thầy cô dạy. Giờ học sinh lại biết đánh giá cả chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy, trách nhiệm... và đánh giá luôn phẩm chất, đạo đức của thầy cô, vậy thì cần dạy làm gì nữa?
Đây không phải là bệnh thành tích sao? Giáo viên sẽ e dè về điểm chấm nên không hết lòng với học sinh. Cuối cùng học sinh sẽ là người thiệt thòi.
Mỗi thầy cô tự thay đổi, học tập trau dồi để giảng dạy cho hiệu quả và phù hợp với các đối tượng học sinh. Việc đánh giá này thật sự chưa phản ánh đúng (còn hình thức) vì nhiều lý do...
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.