Một số độc giả cho rằng sở dĩ có những thiết kế ngớ ngẩn là do "cơ chế", quy trình làm việc nhiêu khê, phức tạp chứ không phải những người thiết kế ở Việt Nam kém cỏi:
Khi thiết kế nói chung không tránh được hết sao sót. Trong quá trình thi công có thể tư vấn, nhà thầu phát hiện ra nhưng cũng không dám đề nghị thay đổi đó quy trình đề nghị thay đổi quá phức tạp gây thiệt hại quá nhiều chỗ nhà thầu thi công. Khi đó lại đưa vào hạng mục phát sinh thì lại muôn thủa mới được thanh toán. Đừng nghĩ kỹ sư của ta được đào tạo quá kém mà do quy chế quản lý đấy.
Đây là vấn đề Safety (an toàn) và 5S(Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng). Tôi rất hạnh phúc khi phần lớn thời gian tôi được làm cho các công ty châu Âu nên được tiếp cận các giá trị về an toàn.
Họ cũng bị vấn đề di sản của thiết kế ban đầu trong một vài trường hợp do dự án thi công nhanh hoặc không phù hợp do bối cảnh. Nhưng trong quá trình vận hành họ có các cuộc đánh giá để nghe ý kiến cải tiến của người sử dụng. Nếu không hợp lý thì họ cải tiến vì vậy các bảng biểu, thiết kế ngày càng hoàn thiện. Tôi lấy ví dụ như nếu có một công nhân đi trong điều kiện bình thường mà vấp bậc tam cấp là công ty phải cải tiến sao cho con người không còn cơ hội vấp để loại bỏ sự cố hoặc tai nạn gây nghỉ việc. Quan trọng là sự quan tâm, hiểu biết và cam kết của lãnh đạo.
Có một thực tế ở Việt Nam, nhiều vấn đề có trong luật nhưng hành thi và kiểm tra chế tài trong hành thi luật lại chưa được chú trọng thậm chí buông lỏng.
Ví dụ trước khi xây dựng một công trình nào đó đều phải có thiết kế. Thiết kế này phải được đơn vị độc lập thẩm định , chủ đầu tư hoặc cấp trên phê duyệt (có khi còn phải qua đánh giá tác động môi trường) giấy phép, tức qua có ít nhất 3 đơn vị phê duyệt thiết kế mới được thi công.
Khi thi công, phải có đơn vị độc lập giám sát thi công. Khi hoàn thành phải nghiệm thu, hoàn công (có sự tham gia của đơn vị xây dựng, tài nguyên môi trường, phòng cháy chữa cháy). Như vậy có rất nhiều đơn vị thẩm định phê duyệt thiết kế, hoàn công. Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng có sự cố gì đấy, thì đơn vị bị sờ là chủ đầu tư và thi công, còn các đơn vị, cá nhân thẩm định, giám sát, phê duyệt hầu như chả ai hỏi đến hoặc bị chế tài. Có thể xem đây là một nghịch lý bởi việc thẩm định, giám sát, phê duyệt hưởng phí không nhỏ lại có trách nhiệm cực nhỏ.
Về một ý khác, trong thông tin hàng ngày, chúng ta thường được nghe đi nghe lại về cụm từ "do không làm đúng quy trình" nên xảy ra sự cố. Nhưng thử hỏi "quy trình" là gì? Chắc có không ít các quản lý doanh nghiệp không trả lời được một các rõ ràng, rất tiếc chưa có một đơn vị nào (kể cả đơn vị đào tạo) đưa nó thành một môn học hoặc nội dung cần phổ cập mang tính bắt buộc với các chủ doanh nghiệp khi xin giấy phép hoạt động.
Xem nhiều trong ngày:
> Tôi 'đơ người' với bài tập Toán của học sinh lớp 8
> 'HLV Park Hang-seo cần sự ổn định'
> Nhiều thiết kế 'ngớ ngẩn' ra đời vì người Việt xuề xòa
> Thuốc '3 phần độc, một phần chữa bệnh'
> Trả 99% tiền mua nhà rồi nhưng không được sang tên
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.