Từ marketing, bán hàng, quản trị nhân sự, tài chính ngân hàng, bất động sản... Vậy có hay không "công nghệ 4.0"?
Hiện không có định nghĩa chính thức cho khái niệm "công nghệ 4.0". Khái niệm này xuất hiện khi chủ đề về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trở nên phổ biến ở Việt Nam, trong đó nền tảng công nghệ hỗ trợ là một trong 4 mục tiêu.
Từ đó "công nghệ 4.0" được hiểu là nền tảng công nghệ mới nhất, sẽ bùng nổ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bao gồm: dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và vạn vật kết nối (IoT).
Điều này dễ dẫn đến nhầm tưởng "công nghệ 4.0" là công nghệ hoàn toàn mới mẻ, siêu phàm, kế thừa từ "công nghệ 3.0" đã nhàm chán.
Thực ra, các công nghệ kể trên đã có từ lâu và thuộc một nhánh nghiên cứu khác chứ không phải làm một nền tảng công nghệ mới. Một số ứng dụng chúng ta sử dụng hàng ngày đã ứng dụng các công nghệ kể trên:
Photoshop: khi Computer Vision dần trở nên phổ biến trong ứng dụng nhận dạng vật thể thì Photoshop – ứng dụng gần 30 tuổi đã có thể làm được những thứ tương tự. Theo Alberto (chủ nhân ứng dụng DeepNude) thì phần mềm này cũng giống như Photoshop bởi cả nó hoàn toàn có thể tạo ra kết quả giống DeepNude chỉ sau nửa tiếng và vài hướng dẫn trên Youtube.
Shazam: được phát triển bởi Shazam Entertainment Ltd năm 1999, có thể xác định nhạc, phim, quảng cáo và chương trình truyền hình, dựa trên một mẫu ngắn được phát và sử dụng micrô trên thiết bị.
CamScanner: ứng dụng có từ 2006 cho phép tạo các file tài liệu từ camera của điện thoại, có cả chức năng nhận dạng chữ viết (OCR – Optical Character Recognition).
Tất cả các ứng dụng trên đều dựa trên nền tảng Big Data và Deep Learning nhưng không hề có mác công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo.
Từ đó có thể thấy: không hề có "công nghệ 4.0", đó chỉ là một mỹ từ để marketing. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra hiệu ứng tích cực là các doanh nghiệp dần ý thức hơn việc ứng dụng công nghệ để tối ưu các quy trình kinh doanh.
Một CEO từng chia sẻ: "Những năm đầu làm ra tôi đi bán không ai mua bởi vì lúc đó không có ai nói về công nghệ. Nhưng giữa 2017-2018 đất nước chúng ta cứ nói 4.0 và giai đoạn đầu năm đến giờ tôi bán cực dễ bởi lúc này thị trường đang ở trong giai đoạn mở ra".
>> Nhiều người 'chém gió' nhưng chưa hiểu về Công nghiệp 4.0
Trí tuệ nhân tạo là bước tiến của chuyển đổi số (digital transformation). Trí tuệ nhân tạo không phải là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề, cũng như không là bước tiến công nghệ vượt bật, nó chỉ là mức độ cao cấp hơn của quá trình chuyển đổi số (digital transformation).
Để minh chứng cho nhận định này có thể xét qua ví dụ như sau: siêu thị X muốn quản lý tự động tất cả hàng hóa của mình, có hai giải pháp được đưa ra:
Giải pháp 1: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện hàng hóa bằng camera, độ chính xác khoảng 90%, kèm theo đó là phải nâng cấp hệ thống camera ở siêu thị.
Giải pháp 2: Quản lý hàng hóa bằng mã vạch, độ chính xác 99%, chỉ cần đầu tư máy quét mã vạch.
Có thể thấy, siêu thị X hiện tại vẫn chưa có chuyển đổi số, hàng hóa được quản lý một cách thủ công. Giả sử không bàn đến vấn đề chi phí, nếu bạn là CEO của siêu thị, bạn có chấp nhận sai số 10% và tự tin vận hành hệ thống này?
Tuy nhiên, nếu siêu thị X đã số hóa tất cả hàng hóa bằng mã vạch, có thể quản lý hàng hóa nhập - xuất theo thời gian thực (real-time) thì thật đáng tiếc nếu không ứng dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán xu hướng tiêu dùng và áp dụng các chương trình khuyến mãi phù hợp.
Nếu không có chuyển đổi số, thì đừng mong có trí tuệ nhân tạo. Đã chuyển đổi số mà chưa ứng dụng được trí tuệ nhân tạo, không thể gọi là chuyển đổi số thành công.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.