Ngày 9/3, Công an quận Hai Bà Trưng lập 3 tổ công tác cấp căn cước công dân lưu động tại trụ sở Công an quận và các phường; làm việc 3 ca, sáng, chiều và tối để đảm bảo đến ngày 1/7, mọi người dân trên địa bàn đều được cấp căn cước nếu đủ điều kiện.
Ngày 9/3, Công an quận Hai Bà Trưng lập 3 tổ công tác cấp căn cước công dân lưu động tại trụ sở Công an quận và các phường; làm việc 3 ca, sáng, chiều và tối để đảm bảo đến ngày 1/7, mọi người dân trên địa bàn đều được cấp căn cước nếu đủ điều kiện.
Người dân khi đến làm thủ tục được yêu cầu đeo khẩu trang, ngồi ghế chờ theo hàng và được gọi lên làm căn cước theo thứ tự.
Đại diện Đội cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, công an quận Hai Bà Trưng, nói quy trình giải quyết thủ tục với mỗi người chỉ mất 10-15 phút, gồm: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin, nhận dạng, lăn tay, chụp ảnh. Các thủ tục đã được đơn giản hóa rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên, "do người dân đến làm căn cước mới rất đông nên vẫn phải xếp hàng chờ đợi".
Người dân khi đến làm thủ tục được yêu cầu đeo khẩu trang, ngồi ghế chờ theo hàng và được gọi lên làm căn cước theo thứ tự.
Đại diện Đội cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, công an quận Hai Bà Trưng, nói quy trình giải quyết thủ tục với mỗi người chỉ mất 10-15 phút, gồm: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin, nhận dạng, lăn tay, chụp ảnh. Các thủ tục đã được đơn giản hóa rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên, "do người dân đến làm căn cước mới rất đông nên vẫn phải xếp hàng chờ đợi".
Một người dân mang theo sổ hộ khẩu và chứng minh thư cũ đi làm căn cước công dân gắn chip.
Đầu tháng 3, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu đến trước ngày 1/7, công an các tỉnh, thành cấp 50 triệu thẻ căn cước công dân mới với các trường hợp đủ điều kiện được cấp thẻ trên toàn quốc; ưu tiên cấp cho các cá nhân từ 14 tuổi trở lên và thường xuyên thực hiện các giao dịch. Trong đó, 50% số dân cư trú thuộc 10 tỉnh, thành gồm: TP Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An và Bắc Ninh, từ 14 tuổi trở lên phải được cấp căn cước trước 30/4.
Một người dân mang theo sổ hộ khẩu và chứng minh thư cũ đi làm căn cước công dân gắn chip.
Đầu tháng 3, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu đến trước ngày 1/7, công an các tỉnh, thành cấp 50 triệu thẻ căn cước công dân mới với các trường hợp đủ điều kiện được cấp thẻ trên toàn quốc; ưu tiên cấp cho các cá nhân từ 14 tuổi trở lên và thường xuyên thực hiện các giao dịch. Trong đó, 50% số dân cư trú thuộc 10 tỉnh, thành gồm: TP Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An và Bắc Ninh, từ 14 tuổi trở lên phải được cấp căn cước trước 30/4.
Nhiều bạn học sinh được ưu tiên khi xếp hàng nộp hồ sơ và giải quyết thủ tục. Bạn Đỗ Duy Đức, 15 tuổi, nói "em hồi hộp khi đi làm căn cước lần đầu, song được hướng dẫn cụ thể và được làm trước nên thấy vui và yên tâm".
Nhiều bạn học sinh được ưu tiên khi xếp hàng nộp hồ sơ và giải quyết thủ tục. Bạn Đỗ Duy Đức, 15 tuổi, nói "em hồi hộp khi đi làm căn cước lần đầu, song được hướng dẫn cụ thể và được làm trước nên thấy vui và yên tâm".
Tổ công tác lưu động làm việc lúc 20h ngày 9/3 tại nhà văn hóa phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng). Buổi tối nhiều người dân đi làm về đã tranh thủ ra nhà văn hoá phường để làm căn cước mới.
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội cho biết, thẻ căn cước công dân mẫu mới có nhiều ưu điểm về bảo mật và lưu trữ thông tin; chip điện tử gắn trên thẻ không có chức năng định vị, theo dõi công dân.
Tổ công tác lưu động làm việc lúc 20h ngày 9/3 tại nhà văn hóa phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng). Buổi tối nhiều người dân đi làm về đã tranh thủ ra nhà văn hoá phường để làm căn cước mới.
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội cho biết, thẻ căn cước công dân mẫu mới có nhiều ưu điểm về bảo mật và lưu trữ thông tin; chip điện tử gắn trên thẻ không có chức năng định vị, theo dõi công dân.
Quy trình làm căn cước mới gồm: Kiểm tra thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh nhân dân cũ, khai báo thông tin, lấy mẫu vân tay, chụp ảnh...
Quy trình làm căn cước mới gồm: Kiểm tra thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh nhân dân cũ, khai báo thông tin, lấy mẫu vân tay, chụp ảnh...
Trong quá trình làm các thủ tục theo quy trình, một số người già dấu vân tay mờ nên phải lăn lại nhiều lần. Nhiều người dân khai thông tin không trùng khớp với hồ sơ nên lực lượng công an phải chỉnh sửa, khiến thời gian giải quyết các trường hợp này lâu hơi so với bình thường.
Trong quá trình làm các thủ tục theo quy trình, một số người già dấu vân tay mờ nên phải lăn lại nhiều lần. Nhiều người dân khai thông tin không trùng khớp với hồ sơ nên lực lượng công an phải chỉnh sửa, khiến thời gian giải quyết các trường hợp này lâu hơi so với bình thường.
Lúc 23h ngày 9/3, người dân xếp hàng ở nhà văn hóa chờ đến lược được "lăn tay".
Thẻ căn cước gắn chip hoàn thiện chuẩn bị được giao cho người dân. Đến nay Công an quận Hai Bà Trưng đã nhận được khoảng 15.000 hồ sơ, chuyển dữ liệu lên Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, và cấp cho người dân gần 2.000 căn cước mới.
Theo kế hoạch của Công an TP Hà Nội, các đơn vị sẽ thu thập trên 6 triệu hồ sơ làm căn cước gắn chip trên địa bàn với tinh thần "làm hết việc - không hết giờ".
Thẻ căn cước gắn chip hoàn thiện chuẩn bị được giao cho người dân. Đến nay Công an quận Hai Bà Trưng đã nhận được khoảng 15.000 hồ sơ, chuyển dữ liệu lên Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, và cấp cho người dân gần 2.000 căn cước mới.
Theo kế hoạch của Công an TP Hà Nội, các đơn vị sẽ thu thập trên 6 triệu hồ sơ làm căn cước gắn chip trên địa bàn với tinh thần "làm hết việc - không hết giờ".
Giang Huy