Từ thời xa xưa, lạc đà được coi là phương tiện thồ hàng hữu ích, ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng trở thành những đấu sĩ rất chuyên nghiệp. Giải đấu Camel Wrestling là môn thể thao truyền thống không chỉ hấp dẫn người dân bản địa mà còn thu hút cả khách nước ngoài.
Lễ hội đấu vật lạc đà truyền thống
Camel Wrestling có nguồn gốc từ các bộ lạc cổ Turkic cách đây hơn 2.400 năm, như một hình thức cạnh tranh giữa các đoàn lữ hành du mục ở Trung Đông.
Trong giải đấu thể thao truyền thống Camel Wrestling, có hai lạc đà đực là đô vật (được gọi là Tulu) đấu với nhau để giành sự ngưỡng mộ của lạc đà cái. Lễ hội này phổ biến nhất trong khu vực Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ và cũng được thực hiện ở nhiều nơi khác ở Trung Đông, Nam Á.
Những ngày diễn ra giải đấu, cuộc chiến giữa những con lạc đà thu hút rất đông khán giả. "Đô vật" lạc đà quấn quanh mình thảm trang trí, yên ngựa chạm khắc, chuông, được dẫn đi qua khắp đường phố trong tiếng nhạc và đoàn người nhảy múa. Chủ sở hữu của chúng thì đội mũ caro, đeo khăn quàng cổ, mặc áo jacket, quần dài và mang những chiếc giày boot gấp nếp như những cây đàn accordion.
Vào đêm trước khi giải đấu diễn ra, một bữa gặp mặt thân mật gọi là Gecesi Hali hoặc Rug Nigh được tổ chức với sự tham dự của những người chủ lạc đà và những người yêu thích môn vật. Đây là dịp để họ làm quen bạn mới, vừa là cơ hội gặp gỡ những người quen cũ, họ cùng nhau ăn uống và trò chuyện rất vui vẻ.
Nội quy đấu vật lạc đà
Trong tự nhiên, hai lạc đà đực sẽ chiến đấu với nhau để giành sự chú ý của con cái. Giải đấu vật vì vậy thường được tổ chức trong mùa sinh sản của lạc đà, thường là vào 3 tháng đầu năm bởi lúc này lạc đà hung hăng và hiếu chiến nhất.
Tại giải đấu, để khuyến khích các lạc đà chiến đấu với nhau, một con lạc đà cái được người ta dẫn đi vòng quanh hai "đô vật" nhằm kích thích chúng. Trước cuộc thi, khán giả sẽ đặt cược vào "đô vật" mà họ nghĩ có khả năng giành chiến thắng.
Khai màn, lạc đà đực sùi bọt mép ở mũi và miệng, nếu may mắn người xem có thể thấy chúng bắt đầu chiến đấu ngay lập tức. Lạc đà thắng cuộc khi ngồi được lên thân đối thủ. Trogng trường hợp một con lạc đà chạy trốn khỏi đấu trường thì con còn lại được coi là chiến thắng.
Các trận đấu diễn ra không quá 10 phút. Ban giám khảo thường chấm điểm cho phong cách trang phục và phần thi đấu của chúng, tránh kéo dài cuộc đấu quá lâu có thể gây ra những thương tích nghiêm trọng.
Bên lề lễ hội Wrestling Camel
Trước khi giải đấu bắt đầu, ca sĩ và ban nhạc từ các làng khác nhau sẽ đi bộ xung quanh và chơi cho bất cứ ai muốn thư giãn trong khi xem hai “đô vật” lạc đà chiến đấu. Nếu là người nước ngoài duy nhất ở đó, bạn có thể tìm thấy chính mình khi gia nhập “ban nhạc làng” và trở thành “người giải trí”.
Rượu được bày bán rộng rãi nhưng sẽ không có đá để bạn uống lạnh, cũng như không có bia ấm để bạn thưởng thức. Đồ ăn tương đối phong phú với giá cả phải chăng. Rất nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ đã mua thịt nướng, pho mát và cà chua riêng để nhấm nháp trong khi uống Raki (sữa sư tử).
Có một thời gian chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn cản giải đấu này vì nó bị cho là một phong tục lạc hậu. Đến nay, rất phổ biến nhưng các giải đấu lạc đà đã suy giảm chất lượng khá nhiều bởi chi phí tổ chức cao. Việc cho ăn và huấn luyện một con lạc đà chỉ dành để thi đấu vật một năm một lần rất tốn kém.
Thảo Nguyên (Theo amusingplamet)