Tại thị trường Nhật Bản, K-car (Keicar), có nghĩa là "ôtô hạng nhẹ", xuất hiện từ năm 1949 và vẫn phổ biến kể từ đó cho tới nay. Lý do bởi K-car rẻ và dễ bảo dưỡng, động cơ dưới 1 lít, có thuế mua thấp và hiếm khi được xuất khẩu. Ví dụ, trong năm 2017, 7/10 loại xe bán chạy nhất ở Nhật là keicar, chẳng hạn như Honda N-Box và Nissan Dayz, thậm chí Suzuki Jimny nguyên bản cũng được xếp là xe keicar.
Bloomberg đưa tin kế hoạch loại bỏ khí carbon của thủ tướng Nhật Bản Suga vào năm 2050 sẽ mở đường cho các loại xe chạy bằng pin, vì vậy keicar chạy xăng dù tiết kiệm nhiên liệu nhưng không còn cần thiết nữa. Keicar có thể dễ dàng thay đổi thành động cơ điện nhưng sẽ khiến giá xe tăng thêm 9.600 - 19.200 USD, về cơ bản là tăng gấp đôi.
"Giá cả phải chăng và sự tiện lợi là huyết mạch của những chiếc xe nhỏ gọn. Những chiếc xe này là phương tiện di chuyển quan trọng như cơ sở hạ tầng và là thứ thay thế phương tiện giao thông công cộng", Hitoshi Horii, người đứng đầu Hiệp hội xe cỡ nhỏ Nhật Bản cho biết. Keicar không chỉ được tìm thấy ở các tành phố có đường chật hẹp mà còn ở các cùng nông thôn, nơi có ít phương tiện giao thông.
Akio Toyoda, giám đốc điều hành Toyota, đã bày tỏ những lời lẽ gay gắt vào tháng 12 liên quan đến việc thúc đẩy xe điện của chính phủ và sự sụp đổ của keicar. "Keicar là ôtô quốc gia của Nhật Bản. Mọi người có thể sống ở các thành phố mà không keicar, nhưng một khi bạn ở vùng nông thôn, những chiếc xe này là điều cần thiết", ông nói với khán giả Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản. Nhìn chung, keicar hấp dẫn người giàu và phụ nữ, nhiều người trong số họ có ngân sách eo hẹp.
Nhưng sớm hay muộn, các hãng xe Nhật, bao gồm cả Toyota, sẽ không còn trường hợp kinh doanh keicar chính đáng nữa. Một giải pháp khả thi có thể là Nhật Bản nhập khẩu xe điện giá rẻ do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, việc keicar khai tử là điều mà các quan chức chính phủ coi như một cái giá nhỏ phải trả cho một tương lai không khí thải.
Minh Quân (theo Carbuzz)