Đường sắt là một bộ phận cấu thành của hệ thống vận tải, cũng là một ngành kinh tế nên phải phù hợp với khả năng kinh tế - kỹ thuật và phải có hiệu quả, nếu không sẽ là gánh nặng.
Các nước trên thế giới đã lựa chọn hệ thống đường sắt đáp ứng được nhu cầu của họ như thế nào? Ở nước kinh tế phát triển như nước Anh, người ta cũng chỉ chọn làm đường sắt tốc độ 200 km/h, Trung Quốc kém phát triển hơn lại chọn làm 350km/h.
Nước Anh là một nước công nghiệp phát triển, với diện tích khoảng 244.100 km2, nhưng phân bố dân cư - kinh tế tương đối đồng đều nên hệ thống đường sắt cũng có thể kết nối tất cả các vùng vào một hệ thống. Hệ thống đường sắt của nước Anh có tổng chiều dài 15.800 km, nhưng cũng chỉ có 5.300 km điện khí hóa. Tốc độ chạy tầu tối đa cũng chỉ là 125 dặm/h (200km/h) với đầu máy diesel.
>> Xây đường sắt cao tốc 58 tỷ USD 'chỉ để dân về quê ăn Tết'?
Do tính kết nối cao và hiệu quả vận hành, hệ thống đường sắt của Anh đứng thứ 5 trong số các hệ thống đường sắt được khai thác tốt nhất trên thế giới. Trung Quốc là một nước công nghiệp phát triển (dù họ tự nhận là nước đang phát triển), diện tích lên tới 9.596.500 km2 (đứng thứ 4 thế giới) nhưng đông dân (đứng thứ nhất thế giới) và phân bố không đồng đều.
Mặc dù hệ thống đường sắt cũng rất phát triển với 121.000 km đường, nhưng tập trung ở vùng ven biển. Do phải vận chuyển một lượng lớn hàng hóa và hành khách, hệ thống đường sắt Trung Quốc là một trong những hệ thống bận rộn nhất thế giới và đặc biệt quá tải một số dịp trong năm.
Là công xưởng của thế giới, phát triển kinh tế dựa trên xuất khẩu, Trung Quốc cần phải đảm bảo vận chuyển hàng hóa từ nội địa ra các cảng biển ở phía Đông đất nước hoặc chuyển nguyên liệu nhập khẩu vào các khu công nghiệp nằm trong nội địa.
>> Tại sao không làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam theo hình thức BOT và BT?
Chúng ta có thể hình dung lượng hàng hóa tồn đọng tại nhà máy, bến cảng hoặc bị nằm chờ ở các ga tầu sẽ lớn đến thế nào, gây ách tắc cho nền kinh tế nhiều như thế nào nếu toàn bộ hệ thống đường sắt phải tận dụng hết công suất để vận chuyển hành khách trong một tháng xuân vận hoặc thu vận.
Để giải quyết vấn đề quá tải, Trung Quốc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc trên các tuyến chính để vận chuyển hành khách, từ đó giảm tải cho hệ thống đường sắt thông thường. Cũng do cự ly vận chuyển xa, họ cần có tốc độ cao đủ để đáp ứng được yêu cầu vận tải lượng lớn hành khách.
Họ có thể lỗ trong vận tải hành khách nhưng sẽ có lãi lớn trong vận tải hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và vận tải của các ngành công nghiệp, đặc biệt là của các ngành xuất khẩu. Vấn đề của chúng ta là lựa chọn hệ thống đường sắt nào? Để giải quyết vấn đề nào của đất nước.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.