Nhật Bản là đảo quốc thuộc vùng Đông Á với diện tích gần 380.000 km 2. Tên gọi của quốc gia trong tiếng Nhật là "Nippon" hoặc "Nihon" (chung cách viết bằng chữ kanji), nghĩa là "nguồn gốc của mặt trời". Người dân tin rằng Nhật Bản là nơi khởi nguồn của mặt trời và những người phương Tây thường dịch tên của quốc gia này thành "xứ sở mặt trời mọc".
Cái tên "đất nước hoa cúc" được sử dụng bởi hoa cúc là một biểu tượng quốc gia, xuất hiện trên hoàng gia huy Nhật Bản (còn gọi là Cúc Văn), được các thành viên hoàng thất sử dụng. Bông hoa cúc 16 cánh tượng trưng cho mặt trời đang tỏa ánh nắng. Chế độ quân chủ của Nhật Bản cũng thường được nhắc đến với hình ảnh tượng trưng là ngai vàng hoa cúc.
Nhật Bản còn được gọi là "xứ sở hoa anh đào". Khoảng tháng 4 hàng năm, hoa anh đào (hay sakura) bắt đầu khoe sắc dọc từ bắc tới nam. Hoa bắt đầu tàn chỉ một tuần sau thời điểm bung nở rực rỡ nhất. Các lễ hội ngắm hoa cùng nhiều hoạt động thú vị thu hút du khách khắp thế giới.
Ngoài ba biệt danh trên, "xứ Phù Tang" từ lâu đã trở thành một từ người Việt dùng để chỉ Nhật Bản. Theo từ điển song ngữ Nhật - Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979, "Phù Tang" được giải thích với ba nghĩa: là cây mặt trời (thần thoại); phía đông và đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản). Tuy nhiên, cái tên này chưa thực sự phổ biến và được công nhận chính thức.

Huy hiệu hoàng gia Nhật Bản có biểu tượng hoa cúc vàng. Ảnh: Reuters
Câu 3: Vì sao Mông Cổ có biệt danh "vùng đất của bầu trời xanh"?
a. Vì đất nước này ít cây cổ thụ, người dân dễ dàng ngắm bầu trời mà không bị cây che khuất.