Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Một trong những khác biệt rõ rệt chính là bộ ngực. Dưới đây là những thay đổi của bộ ngực theo từng tuần thai kỳ, theo Boldsky.
Tuần 1 đến 4
Tuần 1 là giai đoạn nang trứng trong dạ con. Thay đổi đầu tiên xảy ra với vú là sự phát triển của tuyến sữa và nụ túi. Những thay đổi này đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ hai khi trứng thụ tinh. Ngực sẽ căng cứng vào khoảng tuần thứ ba và đây được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Lưu lượng máu đến vùng ngực tăng lên vào khoảng tuần thứ tư, tạo ra sự nhạy cảm xung quanh núm vú. Vì vậy, thai phụ sẽ có cảm giác ngứa ran.
Tuần 5 đến 8
Cấu trúc tế bào của ngực phụ nữ trải qua một sự thay đổi lớn để hỗ trợ việc cung cấp sữa. Hormone lactogens tiết ra trong quá trình mang thai có tương tác với vú. Sự phát triển của mô tuyến vú và tuyến sữa làm cho ngực lớn hơn. Các sắc tố xung quanh nhũ hoa bắt đầu trở nên đậm hơn để giúp bé xác định vị trí ngậm khi bú sữa mẹ. Tất cả những điều này xảy ra xung quanh tuần thứ năm và thứ sáu của thai kỳ.
Trong tuần thứ bảy, kích thước vú tăng lên đáng kể, thậm chí là 650 g ở mỗi bên do estrogen và progesterone. Các vân mạch máu sẽ xuất hiện trong tuần thứ tám dưới da của ngực, do sự tăng trưởng của tĩnh mạch để giúp cung cấp máu tốt hơn đến bộ phận này. Đặc biệt, lúc này trên mặt quầng vú rải rác có chừng 4 và 28 chấm nhỏ nhô lên gọi là các hột Montgomery có tác dụng giữ cho da mềm mại, ngăn cản vi khuẩn.
Tuần 9 đến 12
Núm vú sẫm màu hơn và tăng đường kính trong tuần thứ chín. Thêm vào đó, một hòn nono thứ phát triển. Tuần 10 là thời gian thai phụ cần thay áo ngực mới bởi kích thước ngực đã lớn hơn rất nhiều. Trong tuần 12 có thể xảy ra tình trạng tụt núm vú, tức là thay vì nhô ra ngoài lại tụt vào trong tuyến vú.
Tuần 13 đến 16
Tuần hoàn máu tăng mạnh trong tuần thứ 13 và tuần thứ 14. Từ tuần 16, vú bắt đầu tiết sữa non chứa chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho em bé khi bú sữa này.
Tuần 17 đến 20
Chất béo được tích tụ trong ngực vào tuần thứ 18. Tuần thứ 20 các vết rạn da xuất hiện, đặc biệt là ở dưới vú. Tuy nhiên, một số người không bị rạn da.
Tuần 21 đến 24
Vú bây giờ đã phát triển đến kích thước lớn hơn khiến chị em liên tục phải thay đổi áo ngực. Bạn nên chọn các loại áo ngực thoải mái để lưu thông máu tốt. Đặc biệt nên chọn áo có chất liệu thấm mồ hôi tốt vì thời điểm này ngực có xu hướng đổ mồ hôi nhiều do chất béo tích tụ.
Tuần 25 đến 28
Trong tuần thứ 26, ngực tiếp tục phát triển và thường xuyên rò rỉ sữa non. Ngực thực sự đã sẵn sàng để sản xuất sữa vào tuần thứ 27 cho em bé của bạn. Tuy nhiên, progesterone sẽ ngăn ngừa sự bài tiết của sữa cho đến khi bé được sinh ra. Đến tuần thứ 28, các mạch máu dưới bề mặt da xung quanh vú hiện lên rõ rệt, sắc tố xung quanh núm vú và lưu thông máu tăng lên. Các tuyến sữa bắt đầu giãn nở.
Tuần 29 đến 32
Mồ hôi xuất hiện trên ngực là một vấn đề xảy ra xung quanh tuần thứ 30 do các mạch máu bị giãn ra bởi lưu lượng máu cao. Vì vậy bạn cần phải vệ sinh, thậm chí hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần điều trị để tránh bị nhiễm trùng. Tuần 32 là thời gian tránh sử dụng xà phòng trên vùng ngực, vì những vết sưng nhỏ xung quanh núm vú tiết bã nhờn để giữ ẩm da. Dấu hiệu giãn nở càng trở nên rõ ràng hơn.
Tuần 33 đến 36
Cùng với việc tiết bã nhờn, sữa non có thể chảy ra nhỏ giọt. Sự gia tăng progesterone để ngừa bài tiết sữa càng làm cho ngực có vẻ đồ sộ hơn. Thời điểm này bạn cũng cần thay đổi size áo ngực cho phù hợp.
Tuần 37 đến 40
Màu sắc của sữa non thay đổi từ xám, vàng đến nhợt nhạt và không màu. Ngực thai phụ "trưởng thành" hoàn toàn vào tuần thứ 38, sẵn sàng chờ bé yêu ra đời. Đặc biệt, khi bạn massage ngực sẽ sản xuất ra hormone xytocin giúp cảm thấy thoải mái hơn.