Các chuyên gia tính toán rằng số tiền thiệt hại của năm 2007 là 200 triệu USD. Sở dĩ con số này tăng lên trong khi việc vi phạm bản quyền giảm xuống là do sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường máy tính cá nhân và sự biến động của thị trường tiền tệ. Những nghiên cứu này được IDC tiến hành ở 108 quốc gia.
"Những số liệu này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc làm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm", ông Tarun Sawney, Giám đốc chống vi phạm bản quyền phần mềm của BSA khu vực Châu Á, bình luận.
Giảm vi phạm phần mềm còn 82% sẽ góp 1 tỷ USD cho GDP
Công ty bán PC vi phạm 1 tỷ đồng bản quyền phần mềm
Tiền phạt vi phạm bản quyền phần mềm có thể tăng 5 lần
Nghiên cứu vi phạm phần mềm toàn cầu của BSA-IDC đề cập đến các phần mềm đóng gói chạy trên máy tính cá nhân, với PC để bàn, laptop và các sản phầm cầm tay, chứ không bao gồm phần mềm chạy trên máy chủ. IDC đã sử dụng các số liệu thống kê độc quyền về việc giao nhận các phần mềm và phần cứng.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam vừa ban hành hai thông tư liên bộ quy định các điều kiện cấu thành tội phạm hình sự trong trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và hướng dẫn các toà án trong việc xử lý các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Còn Pháp lệnh 04/2008, thay thế Pháp lệnh 44/2002 về việc xử lý vi phạm hành chính, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8, quy định tăng mức phạt tối đa về vi phạm bản quyền lên tới 500 triệu đồng.
"Đó là những bước tiến quan trọng và cần thiết trong thiết lập khung pháp lý trong các vấn đề sở hữu trí tuệ" đại diện của BSA tại Việt Nam, luật sư Đào Anh Tuấn, nhận định. "Từ trước đến nay, chưa có vụ việc vi phạm bản quyền phần mềm nào bị khởi tố hình sự. Nhưng thời gian tới, khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra".
Một số kết quả chính trong nghiên cứu thường niên lần thứ 5 về vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cá nhân: • Trong số 108 quốc gia được điều tra, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cá nhân đã giảm ở 64 quốc gia và chỉ tăng tại 11 quốc gia. Tuy nhiên, do thị trường máy tính cá nhân toàn cầu tăng trưởng nhanh nhất ở các quốc gia có tỷ lệ vi phạm cao, nên tỷ lệ vi phạm toàn cầu năm 2007 tăng 3% lên mức 38% • Tại Châu Á, những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất gồm Bangladesh (92%), Trung Quốc (82%), Indonesia (84%), Pakistan (84%) và Sri Lanka (90%). Những nước có tỷ lệ vi phạm thấp nhất là Australia (28%), Nhật Bản (23%) và New Zealand (22%). Tham khảo bản copy toàn bộ nghiên cứu tại địa chỉ: bsa.org/globalstudy. |
Nguyễn Anh