"Để xác định thiệt hại, chúng tôi đã đề nghị người tham gia khảo sát lấy số ngày không làm việc được do virus máy tính gây ra trong năm, nhân với thu nhập bình quân theo ngày của chính họ", Giám đốc BKIS Nguyễn Tử Quảng cho biết. "Khi tổng kết chương trình khảo sát, chúng tôi loại bỏ những trường hợp ghi con số thiệt hại lớn hơn 5 triệu đồng (chiếm khoảng 6%) để tránh việc ghi nhầm số".
Tỷ lệ thiết bị USB bị nhiễm virus. Nguồn: BKIS. |
Trong khi đó, tỷ lệ máy tính bị nhiễm virus vẫn ở mức rất cao, có tới 96,05% người tham gia khảo sát khẳng định từng bị "dính" malware trong năm 2007 và một số tương đương như vậy thừa nhận USB của họ từng chứa virus.
"Sự bùng nổ về số lượng virus mới xuất hiện trong năm 2007 chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Hệ thống của chúng tôi ghi nhận có tới 33,6 triệu lượt máy tính trên toàn quốc gặp vấn đề", chuyên gia BKIS Vũ Ngọc Sơn nói. "Nếu như năm 2006 chỉ có hơn 800 loại thì 12 tháng qua có tới
trên 6.000 mã độc mới xuất hiện".Thói quen của người sử dụng Việt Nam là tự tìm cách xử lý khi gặp trục trặc với máy tính hay virus bằng cách download và cài các phần mềm crack để quét "sâu" hoặc bí hơn thì nhờ những người xung quanh giúp, dù không phải người được nhờ nào cũng là chuyên gia. Tuy nhiên, các chuyên gia của BKIS nhận định những dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ xử lý rắc rối với PC đã được quan tâm hơn rất nhiều. Bằng chứng là
16,16% số người tham gia khảo sát cho biết đã viện cầu hỗ trợ kỹ thuật từ các trung tâm, trong khi năm 2006 tỷ lệ này chỉ 8,9%.Con số 4 triệu người sử dụng máy tính trong nước được BKIS tính toán dựa trên hai yếu tố là: thuê bao Internet quy đổi và số chip (CPU) nhập khẩu vào VN.
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC, cả nước hiện có khoảng 5.218.987 thuê bao Internet quy đổi. Số chip (CPU) nhập về mỗi năm là hơn 1 triệu, theo công bố của Intel. |