Cảnh sát Trung Quốc tiêu hủy phần mềm lậu. |
IDC cho biết có tới hơn 1/3 phần mềm cài đặt trong máy tính trên thế giới là sao chép trái phép. Ba quốc gia hàng đầu trong việc sử dụng phần mềm lậu sau Việt Nam là Ukraine (91%), Trung Quốc (90%) và Zimbabwe (90%).
Nhìn chung, tình trạng khai thác phần mềm trái phép có vẻ "dịu" hơn tại những nước phát triển, chẳng hạn tại Mỹ là 21%. BSA nhấn mạnh rằng công tác giáo dục tuyên truyền là vô cùng quan trọng, nhưng vẫn chưa được đánh giá đúng mức. "Vấn đề then chốt chính là phương pháp giáo dục, đặc biệt là đối với những nhà quản trị tin học", Jenny Blank, Giám đốc BSA, phát biểu. "Nếu bạn không gương mẫu, đừng mong nhân viên của mình sẽ tuân thủ nguyên tắc".
Mặc dù số phần mềm sao chép trái phép giảm 1% so với 36% của năm 2003, tổng giá trị phần mềm lậu lại tăng từ 29 tỷ USD lên tới 33 tỷ USD. "So sánh doanh thu 59 tỷ USD từ kinh doanh hợp pháp phần mềm máy tính (tổng giá trị phần mềm toàn cầu là 90 tỷ USD năm 2004) với gần 33 tỷ USD thất thu do ăn cắp bản quyền sẽ thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của tệ nạn này tới nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới", Robert Holleyman, Giám đốc điều hành của BSA, nhận định. "Mỗi bản copy không đăng ký bản quyền đã tác động không nhỏ đến nguồn thu thuế, việc làm và cơ hội phát triển thị trường phần mềm".
Phương Thúy (theo Techweb)