Tình trạng này có thể phát triển khi các cơ thị giác yếu đi (khoảng từ năm 40 tuổi trở đi), một số trường hợp hiếm là bẩm sinh.
Dấu hiệu
- Nhận thấy các vật thể ở gần xuất hiện mờ.
- Cần nheo mắt hoặc căng mắt để nhìn rõ.
- Nhức đầu hoặc khó chịu xảy ra sau khi đọc hoặc viết kéo dài.
- Mỏi mắt gây bỏng, đau trong hoặc xung quanh mắt.
Nguyên nhân
Hai phần của mắt giúp cơ thể có thể tập trung khi nhìn sự vật gồm:
- Giác mạc: Phần trong suốt phía trước của mắt tiếp nhận và tập trung ánh sáng vào mắt.
- Thủy tinh thể: Một cấu trúc trong suốt bên trong mắt giúp tập trung các tia sáng vào võng mạc.
Võng mạc là một lớp dây thần kinh ở phía sau mắt, có chức năng cảm nhận ánh sáng sau đó gửi các xung động qua dây thần kinh thị giác đến não. Dây thần kinh này chịu trách nhiệm mang các tín hiệu ánh sáng tập trung do võng mạc hình thành đến não. Bộ não sau đó diễn giải chúng dưới dạng hình ảnh.
Viễn thị xảy ra khi ánh sáng không khúc xạ đúng cách. Ánh sáng khi vào mắt sẽ chiếu phía sau võng mạc thay vì vào đúng võng mạc. Điều này khiến các tia sáng tập trung phía sau võng mạc, gây ra tình trạng nhìn rõ khác các vật thể ở xa còn ở gần lại mờ.
Trong một số ít trường hợp, viễn thị có thể xảy ra do:
- Bệnh tiểu đường.
- Khối u.
- Giảm sản điểm vàng - một tình trạng bệnh lý hiếm gặp liên quan đến sự kém phát triển của điểm vàng, một vùng nhỏ trên võng mạc.
Chẩn đoán
Bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành đo thị lực để đánh giá và chẩn đoán các vấn đề thường gặp về mắt.
Người ở độ tuổi 40 nên đi khám mắt nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ viễn thị. Trẻ nhỏ cũng cần được kiểm tra thị lực ở các giai đoạn sau:
- Lúc mới sinh.
- Một tuổi.
- Khoảng 5 tuổi.
Điều trị
Hầu hết tình trạng về mắt đều có thể điều trị thành công, nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng hơn nếu không được điều trị.
Các biện pháp điển hình gồm:
Thấu kính hiệu chỉnh
Hầu hết người trẻ tuổi mắc chứng viễn thị không cần kính điều chỉnh vì họ có thể bù lại bằng cách tập trung vào các vật ở gần hơn. Tuy nhiên, đến năm tuổi 40, thủy tinh thể kém linh hoạt hơn, người bệnh cần dùng đến thấu kính điều chỉnh.
Có hai loại thấu kính hiệu chỉnh chính:
- Kính mắt: Gồm kính hai tròng, kính ba tròng và kính đọc tiêu chuẩn.
- Kính áp tròng: Có nhiều loại kính áp tròng khác nhau, với mức độ mềm mại và thời gian đeo dự định khác nhau.
Phẫu thuật khúc xạ
- Phương pháp LASIK: Dùng tia laser hoặc microkeratome định hình lại trung tâm giác mạc thành một mái vòm dốc hơn để tiếp nhận ánh sáng.
- LASEK: Dùng tia laser định hình lại các cạnh ngoài của giác mạc để có độ cong phù hợp.
- Phẫu thuật cắt giác mạc bằng quang học (PRK): Loại bỏ lớp ngoài của giác mạc và thực hiện một quy trình tương tự LASEK. Lớp bên ngoài sau đó sẽ mọc trở lại sau khoảng 10 ngày.
Phẫu thuật laser có thể không phù hợp với những người:
- Có đơn thuốc điều chỉnh ống kính liên tục thay đổi.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Đang mang thai hoặc cho con bú.
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Gặp các vấn đề về mắt khác, chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
Biến chứng
Người lớn thường không bị biến chứng do viễn thị. Một số trẻ có thể gặp các vấn đề như:
- Mắt lười (nhược thị).
- Mắt không thẳng hàng (lác).
- Sự chậm trễ trong phát triển thị giác.
- Vấn đề học tập.
Bảo Bảo (Theo Medical News Today, WebMD)