Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Vũ Hoài Chi, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 175.
Định nghĩa
Đường hô hấp trên gồm hầu, mũi, xoang và thanh quản. Chức năng của đường hô hấp trên là lấy không khí từ ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Đây là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể con người khi tiếp xúc với các thay đổi về môi trường, nguồn truyền nhiễm bệnh tật.
Khởi đầu là mũi miệng, khi hít thở không khí không được sạch sẽ hoặc tiếp xúc bệnh truyền nhiễm qua giọt bắn (không được che chắn cẩn thận) sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm gây viêm đường hô hấp trên.
Tác nhân
- Tác nhân gây viêm đường hô hấp có thể do:
* Vi khuẩn: 20% trường hợp, như vi khuẩn phế cầu, liên cầu...
* Virus: 60-70% trường hợp.
* Ký sinh trùng.
* Nấm.
Nguyên nhân
- Dị ứng thời tiết.
- Các loại dị nguyên khác nhau có trong không khí.
- Khói thuốc lá.
Triệu chứng
- Mũi: nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Họng: đau họng, rát họng, nuốt vướng.
- Tai: ù tai, đau tai.
- Sau khi bị nhiễm virus, trong vòng 5-7 ngày đầu sẽ có biểu hiện:
* Sốt cao từng cơn (dao động 38-39 độ C).
* Cảm giác mệt lả người.
* Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
* Hơi thở hôi...
Ai dễ mắc bệnh?
- Trẻ nhỏ.
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ có thai.
- Người mắc các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, xơ gan...
Dạng hình thái
Các mức độ nặng nhẹ phụ thuộc từng bệnh và từng cá thể với 3 dạng hình thái chính:
- Viêm mũi.
- Viêm xoang.
- Viêm họng.
Biến chứng
- Nếu không được điều trị dễ dẫn đến biến chứng hoặc bội nhiễm như:
* Viêm mũi xoang: nhức đầu, chảy dịch mũi hôi, mất mùi...
* Viêm phế quản viêm phổi: ho dai dẳng.
- Tự điều trị tại nhà không theo chỉ định của bác sĩ, không được kiểm tra đánh giá ban đầu chuẩn xác, tình trạng viêm đường hô hấp trên có thể đồng nhiễm viêm đường hô hấp dưới gây biến chứng như:
* Viêm tim.
* Viêm màng não.
* Thấp khớp cấp.
* Viêm cầu thận...
Điều trị
- Viêm đường hô hấp trên nguyên nhân chủ yếu do virus. Đối với nhiễm virus, hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ nên sử dụng những biện pháp hỗ trợ khác như:
* Tiêm ngừa vaccine cúm hằng năm và phế cầu mỗi 3 năm.
* Nâng cao dinh dưỡng.
* Rèn luyện thân thể, tập thể dục...
* Viêm đường hô hấp có ho, sốt dễ bị mất nước, có thể bù nước bổ sung.
* Xịt mũi, rửa mũi, vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý giúp giữ đường thở luôn thông thoáng, giúp hồi phục nhanh hơn.
- Không nên tự ý sử dụng kháng sinh, vì:
* Dễ gặp các tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy, mệt nhiều hơn.
* Đề kháng với kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
* Kháng sinh nên được chỉ định bởi bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng, được thăm khám và xét nghiệm hỗ trợ, chỉ cần khi đã xác định vi khuẩn gây bệnh thật sự.
Phòng ngừa
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng, mũi khi hắt hơi, ho.
- Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết mưa, lạnh.
- Tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao.
- Giữ ấm cơ thể khi đi đường và giữ ấm cổ khi ngủ.
- Đối với những nghề phải nói nhiều, nói to hoặc làm việc trong môi trường nhiều bụi, cần chú trọng bảo vệ, giữ gìn phần mũi, họng.
- Hạn chế sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, vệ sinh máy định kì.
- Nâng cao dinh dưỡng.
Mỹ Ý