Trẻ nhỏ thường bị ho và viêm hô hấp, trung bình mắc bệnh 3-4 lần một năm. Có bé vừa dứt ho tháng này thì tháng sau lại tái phát. Tuy ho không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể khiến trẻ mất sức, còi cọc và kém phát triển ở những năm tháng đầu đời.
Dưới đây là chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Yến Xuân, chuyên khoa Tai Mũi Họng - Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Monaco về ho và viêm hô hấp ở trẻ.
Ho là phản xạ có lợi của cơ thể
Ho và đàm là phản xạ tự nhiên có lợi của cơ thể. Ho giúp cơ thể tống các vật thể lạ ra ngoài. Đàm quyện lấy các vật thể lạ bám dính vào rồi nhờ cơ chế ho mà tống chúng ra. Vật thể lạ xâm nhập vào đường hô hấp trẻ có thể là yếu tố gây bệnh virus, vi khuẩn, nấm mốc, khói bụi, hóa chất độc hại trong không khí.
Vì sao trẻ thường bị ho và viêm hô hấp?
Do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện hoặc gặp một vài vấn đề về sức khỏe nên trẻ thở bằng miệng, không khí không được đi qua mũi để sưởi ấm và lọc sạch. Những yếu tố gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào mũi, miệng, họng và đi xuống thanh quản, phế quản, phổi... Trẻ dễ bị ho và viêm nhiễm hô hấp.
Phổi của trẻ ít đàn hồi, màng phổi mỏng. Là trung tâm của hệ hô hấp nhưng phổi trẻ rất yếu và dễ bị viêm nhiễm. Bệnh viêm phổi ở trẻ nguy hiểm hơn viêm họng với các biến chứng nhanh, đột ngột, nguy cơ gây suy hô hấp.
Can thiệp giảm ho, đàm như thế nào?
Khi các yếu tố gây bệnh xâm nhập, gây kích ứng các tế bào dọc theo hệ hô hấp, cơ thể sẽ phản ứng bằng cơn ho. Tuy ho không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu cơ thể phản ứng quá mức, trẻ ho nhiều, ho lâu thì bố mẹ nên can thiệp.
Nếu để ho lâu, trẻ sẽ mệt mỏi, mất sức. Ho còn khiến bé kém ăn, nôn ói và mất ngủ, gây suy kiệt cơ thể và suy giảm hệ miễn dịch. Nguyên nhân này khiến trẻ tái đi tái lại hoặc bệnh lây lan xuống phổi với tình trạng bội nhiễm, viêm nhiễm nặng nề hơn.
Khi trẻ ho nhiều trong ngày hoặc liên tục vài ngày, mẹ can thiệp bằng các phương pháp nhẹ nhàng như súc nước muối để sát khuẩn, kháng khuẩn. Mẹ có thể dùng thảo dược như tắc (quất), gừng, lá thường xuân, cam thảo... cho bé.
Không lạm dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh
Nếu bé bị viêm họng, vừa ho vừa có các dấu hiệu đau họng, nóng sốt, bạn nên đưa bé đi bác sĩ để được thăm khám, không nên lạm dụng thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh. Trường hợp bé bị viêm hô hấp do virus thì kháng sinh có thể không đáp ứng, bệnh vừa không thuyên giảm mà còn làm trẻ bị lờn kháng sinh, có hại cho trẻ. Việc dùng thuốc kháng viêm nên cẩn trọng, tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ vì thuốc kháng viêm có thể gây tác phụ.
Bảo vệ lá phổi, tăng cường đề kháng
Lá phổi là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp. Trẻ không chỉ cần hết ho, hết đàm, quan trọng hơn là bảo vệ lá phổi khỏe mạnh. Ngoài việc được bồi bổ cho lá phổi của trẻ, sự hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch là điều quan trọng không kém. Vì cơ thể bé suy kiệt là cơ hội tốt để virus, vi khuẩn tấn công không chỉ khiến ho, viêm hô hấp tái đi tái lại mà còn xâm nhập, lây lan xuống phổi.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Yến Xuân
Thảo dược cam thảo, bách bộ, dương tử tô và hoàng kỳ là những loại thuốc quý, được y học truyền thống và hiện đại sử dụng để điều trị ho, góp phần làm giảm triệu chứng tức thời, hỗ trợ bồi bổ, củng cố sức khỏe lâu dài.
Y học Mỹ phát minh ra ImmuneGama, một loại lợi khuẩn giúp tăng sinh tế bào miễn dịch, giúp hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể trẻ được tăng cường.
Thảo dược Tobsill dành cho trẻ em, chứa 13 thành phần gồm các loại thảo dược quý, đặc biệt là cao lá thường xuân từ Pháp và ImmuneGama từ Mỹ hỗ trợ giảm ho, giảm đàm, góp phần bổ phổi. Thảo dược Tobsill có 3 dạng chai siro, vỉ siro và gói bột, thơm ngon, dễ uống.
Thảo dược Tobsill có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Liên hệ: 1900 7170 - 0928 858 858 hoặc www.tobsill.com để được các chuyên gia sức khỏe tư vấn. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Giấy phép quảng cáo số 00806/2019/ATTP-XNQC (cho sản phẩm dạng ống 10ml), giấy phép quảng cáo số 00805/2019/ATTP-XNQC (cho sản phẩm dạng gói bột 5g), giấy phép quảng cáo số 00808/2019/ATTP-XNQC (cho sản phẩm dạng viên ngậm), cấp ngày 13/5/2019 do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp.