Bá Đa Lộc hay Bách Đa Lộc, tên thật là Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, thường viết là Pigneau de Behaine. Ông sinh năm 1741, là giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18.
Ông được phong làm giám mục hiệu tòa Adran nên cũng thường được các sách sử gọi là Giám mục Adran. Hậu tố "de Béhaine" không có hàm ý chỉ ông thuộc dòng dõi quý tộc mà chỉ là tên của một điền trang nhỏ Béhaine, gần vùng Marle, nơi cha ông là chủ điền trang.
Thời thanh niên, ông theo học trường dòng và được đào tạo để trở thành nhà truyền giáo ở hải ngoại của Hội Thừa sai. Ông rời Pháp từ cảng Lorient vào tháng 12/1765 với sứ mạng truyền giáo tại Đàng Trong.
Nửa năm sau đó, ông cập cảng tại Pondicherry và có vài tháng lưu trú tại Ma Cao, vài lần đến Hà Tiên bắt liên lạc với những người truyền giáo đi trước tại đây. Tháng 3/1767, ông đặt chân đến Hà Tiên với chức vụ giáo sư trong chủng viện của Hội Thừa sai tạm đặt cơ sở tại Hòn Đất.
Sau khi ông mất, nơi chôn cất được chính quyền nhà Nguyễn gìn giữ và do người Pháp cũng kính trọng nên người dân thường gọi ông là Cha Cả.
Câu 2: Sự giúp đỡ đầu tiên của Bá Đa Lộc với Nguyễn Ánh, là cơ duyên cho mối giao tình sâu nặng của hai người sau này, là gì?