Năm 1777, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chỉ huy kéo vào Gia Định đánh tan quân Nguyễn Ánh. Tây Sơn rượt quân Nguyễn Ánh xuống tận Long Xuyên bắt được Tân Chính Vương, Duệ Vương, Nguyễn Phúc Đồng đem về Sài Gòn giết.
Nguyễn Ánh thoát được nhờ sự che chở của Bá Đa Lộc, đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. Ông ở nhờ Bá Đa Lộc chừng một tháng, sau khi Tây Sơn rút về Quy Nhơn thì mới về lại Long Xuyên tập hợp lực lượng.
Nguyễn Ánh mấy lần bị Tây Sơn truy đuổi phải chạy sang Xiêm cầu viện. Quân Tây Sơn sau đó đánh tan quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút. Vào đường cùng, Nguyễn Ánh quay sang cầu cứu Pháp thông qua Bá Đa Lộc.
Bá Đa Lộc xem đây là cơ hội tốt để thúc đẩy quá trình truyền giáo nên tìm cách giúp Nguyễn Ánh, dần dấn sâu hơn vào vấn đề chính trị hơn là truyền giáo.
Năm 1778, Nguyễn Ánh được các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính. Ông nhanh chóng tổ chức cai trị, xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ, đặt quan hệ ngoại giao với Xiêm La và chiếm Chân Lạp, biến quốc gia này thành chư hầu năm 1779. Nhiều biện pháp chính trị của ông được thực hiện dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc.
Đầu năm 1785, Bá Đa Lộc dẫn Nguyễn Ánh cùng văn bản cầu viện lên thuyền ra đi. Cũng từ đó, ông trở thành người thân cận của Nguyễn Ánh.
Sau khi lấy lại Gia Định, năm 1790 Nguyễn Ánh đã xây cho Bá Đa Lộc một căn nhà, sau này gọi là nhà giám mục ở họ đạo Thị Nghè (nay là nền của Bảo tàng Lịch sử TP HCM). Căn nhà sau đó được dời về sân tòa Tổng giám mục Sài Gòn.
Câu 3: Ngoài công việc là nhà truyền giáo, giúp vua Gia Long, Bá Đa Lộc còn được biết đến với công việc gì?