Tôi thấy nhiều bạn thắc mắc tàu chết máy sao vẫn đủ lực khiến sà lan đâm sập cầu Ghềnh? Tôi là dân trong nghề, đi sà lan từ nhỏ nên hiểu rõ vấn đề này. Khu vực xảy ra tai nạn, đoạn này dưới đáy sông có nhiều đá nên nước rất xoáy, bắt buộc lái tàu phải đi theo luồng.
Nếu sự cố trên là do tàu chết máy thì người lái kinh nghiệm lâu năm cũng rất khó tránh được. Vì động cơ của tàu khác với ôtô và xe máy các bạn đi hàng ngày. Khi tàu chết máy (tức là chân vịt không quay) thì bánh lái vẫn có thể bẻ được nhưng hướng chạy hầu như không thay đổi vì tàu quá nặng.
Sự đổi hướng của tàu dựa vào chân vịt, khi quay nó sẽ tạo ta một lực đẩy vào bánh lái, lực này tác động lên tiết diện bánh lái như thế nào tuỳ thuộc vào người quay vô-lăng. Trong trường hợp này máy chết, tức là chân vịt không quay thì lực tác động lên bánh lái gần như không có, chỉ còn lực của dòng chảy và lực trớn của tàu.
Trong khi tàu đang kéo sà lan chở 800 tấn cát thì 2 lực này sẽ rất lớn, nó có thể đâm sập được cầu Đồng Nai chứ đừng nói cầu Ghềnh. Trong trường hợp này người có bằng cũng chịu, trừ khi biết từ rất xa và cố gắng xử lý sự cố thật nhanh thì may ra né được va chạm.
Đối với những cây cầu quan trọng như cầu Ghềnh phải thiết kế hàng rào bảo vệ trụ cầu vững chắc để chống lại va đập mạnh như sự cố vừa xảy ra. Bản thân trụ cầu cũng phải được thiết kế có hình dáng mũi nhọn về phía thượng lưu để chống những cây gỗ to, vật lạ trôi theo dòng nước chảy xiết lao vào.
>> Xem thêm: Đạo đức lái xe của tài xế đang xuống cấp?
![]() |
Nhà nước cần tổng kiểm tra trình độ của các lái xe, tàu thủy?
Cứ để tình trạng tài xế lái xe như hiện nay, Việt Nam sẽ còn nhiều tai nạn thương tâm từ trên trời rơi xuống. |
Bạn có cùng quan điểm với tác giả? Chia sẻ bàn luận, bài viết hoặc câu hỏi của bạn tại đây.