Một phân khu sản xuất của nhà máy ô tô Sam Sung Hàn Quốc sẽ được tháo dỡ về Việt Nam
- Giá trị hợp đồng tư vấn mà VEAM thuê 2 công ty của Hàn Quốc để mua nhà máy là rất lớn (13 tỷ đồng), ông nghĩ sao?- Sự việc xảy ra chỉ trong vòng nửa tháng, nếu không giải quyết xong có thể đổ vỡ không tham gia đấu thầu được. Do vậy, cái đó VEAM chịu trách nhiệm.
- Tổng giám đốc VEAM đã chi tiền không theo nguyên tắc của Bộ Tài chính, việc này ông có biết không?
- Việc chi và thuê tư vấn đó là quyền của Tổng giám đốc, bởi vì đây là dự án nhóm B cho nên Bộ không chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình diễn biến của nó. Do vậy, dự án này Chủ tịch Hội đồng quản trị là người phải trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm.
- VEAM đã cố tình xây dựng tổng mức đầu tư không quá 600 tỷ đồng để không phải trình cấp trên phê duyệt, ông nghĩ sao?
Trao đổi với báo chí, một quan chức của Vụ Quản lý đấu thầu Bộ kế hoạch và đầu tư cho rằng, đây là dự án nhóm B, theo quy định thì không cần phải chuyển cho Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định. Đồng thời quan chức này cũng khẳng định không hề nhận được bất cứ thông tin gì về dự án này.
-
Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc VEAM phải chịu trách nhiệm về dự án của mình. Tuy nhiên, dự án này có hai đặc điểm: Một là bản thân nó là dự án đầu tiên đấu thầu mua nhà máy nên phải có trục trặc này trục trặc kia. Thứ hai là dự án này có trên 80% vốn tự có của doanh nghiệp nên quyền chủ động của doanh nghiệp lại càng cao.Việc lập dự án dự kiến dưới 600 tỷ đồng thì đó là quyền của doanh nghiệp. Nếu họ đưa lên trên 600 tỷ thì đó là dự án nhóm A, thuộc quyền của Thủ tướng.
- Nhiều gói thầu đã được VEAM chỉ định thầu với giá trị lên đến gần 15 triệu đôla, việc này Bộ Công nghiệp có ý kiến gì?
- Dự án này VEAM đã có văn bản thỏa thuận với Bộ Kế hoạch và đầu tư.
- Còn trách nhiệm quản lý của Bộ Công nghiệp thì sao?
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Đỗ Hữu Hào. |
- Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu. Bộ Công nghiệp có công văn gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư và đã nhận được câu trả lời: Nguyên tắc ông nào quyết định đầu tư thì ông đó có quyền quyết định đấu thầu. Chẳng hạn, quyết định đầu tư là Hội đồng quản trị thì hội đồng quản trị cũng ra quyết định chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi.
Tuy vậy, theo tôi dự án này có cái đặc biệt là thời gian quá gấp, cần phải tháo dỡ nhanh (theo hợp đồng ban đầu phải bàn giao mặt bằng vào tháng 1/2005). Vì thế VEAM đã đàm phán với nhiều đối tác Hàn Quốc rồi về hỏi ý kiến Bộ Công nghiệp. Chúng tôi cũng nói, VEAM nên hỏi Bộ Kế hoạch và đầu tư, bởi đây là Bộ quan trọng nhất. Đồng thời, Bộ Công nghiệp cũng hướng dẫn VEAM là cứ theo đúng pháp lệnh đấu thầu.
- Thế có nghĩa là Bộ Công nghiệp và Bộ Kế hoạch và đầu tư đều không cho phép VEAM chỉ định thầu?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có quyền và Bộ Công nghiệp cũng không có quyền cho VEAM chỉ định thầu. Mà quyền là ở ông chủ tịch Hội đồng quản trị.
(Theo Tiền Phong)