Cố nhạc sĩ Văn Cao là một trong 51 văn nghệ sĩ có tranh khắc họa chân dung ở triển lãm. Họa sĩ Trần Thế Vĩnh cho biết với anh: "Văn Cao là một tài năng âm nhạc phi thường và một người lặng lẽ gặm nhấm nỗi đau phi thường". Văn Cao viết nhạc khi mới 17 tuổi với ca khúc "Buồn tàn thu". Năm 1930 - 1945, những nhạc phẩm của ông như "Thiên thai", "Trương Chi", "Bến xuân"... chinh phục người nghe với giai điệu, ca từ thoát tục.
Trần Thế Vĩnh nung nấu dự án vẽ chân dung văn nghệ sĩ hơn hai năm qua. Anh sử dụng chất liệu sơn dầu trên vải để thể hiện những gương mặt tiêu biểu, xuyên suốt thế kỷ 20, trải dài từ Bắc chí Nam.
Cố nhạc sĩ Văn Cao là một trong 51 văn nghệ sĩ có tranh khắc họa chân dung ở triển lãm. Họa sĩ Trần Thế Vĩnh cho biết với anh: "Văn Cao là một tài năng âm nhạc phi thường và một người lặng lẽ gặm nhấm nỗi đau phi thường". Văn Cao viết nhạc khi mới 17 tuổi với ca khúc "Buồn tàn thu". Năm 1930 - 1945, những nhạc phẩm của ông như "Thiên thai", "Trương Chi", "Bến xuân"... chinh phục người nghe với giai điệu, ca từ thoát tục.
Trần Thế Vĩnh nung nấu dự án vẽ chân dung văn nghệ sĩ hơn hai năm qua. Anh sử dụng chất liệu sơn dầu trên vải để thể hiện những gương mặt tiêu biểu, xuyên suốt thế kỷ 20, trải dài từ Bắc chí Nam.
Cố nhạc sĩ Phạm Duy - người được mệnh danh là "vua tình ca" của tân nhạc Việt Nam.
Họa sĩ thường vẽ từ chiều đến tối trong không gian tĩnh lặng để nhập tâm. Hầu hết tranh anh vẽ bằng sự tìm tòi về sách báo, tư liệu âm nhạc, mỹ thuật do chưa tiếp xúc với các nghệ sĩ.
Cố nhạc sĩ Phạm Duy - người được mệnh danh là "vua tình ca" của tân nhạc Việt Nam.
Họa sĩ thường vẽ từ chiều đến tối trong không gian tĩnh lặng để nhập tâm. Hầu hết tranh anh vẽ bằng sự tìm tòi về sách báo, tư liệu âm nhạc, mỹ thuật do chưa tiếp xúc với các nghệ sĩ.
Tranh Trịnh Công Sơn là một trong những tác phẩm tâm đắc của Trần Thế Vĩnh. Khi vẽ Trịnh Công Sơn, anh chú trọng khắc họa tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, mong manh của ông.
Tranh Trịnh Công Sơn là một trong những tác phẩm tâm đắc của Trần Thế Vĩnh. Khi vẽ Trịnh Công Sơn, anh chú trọng khắc họa tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, mong manh của ông.
"Còn tuổi nào cho em" - Trịnh Công Sơn sáng tác, Khánh Ly hát (bản thu trước năm 1975). Audio tư liệu.
Họa sĩ cảm nhận Đoàn Chuẩn là "ông hoàng của mùa thu". Những sáng tác của ông là những tuyệt tác về mùa thu. Nhạc của ông gợi lên bầu trời xanh trong ngả sắc vàng với các tác phẩm như "Thu quyến rũ", "Tà áo xanh", "Gửi gió cho mây ngàn bay"...
Họa sĩ cảm nhận Đoàn Chuẩn là "ông hoàng của mùa thu". Những sáng tác của ông là những tuyệt tác về mùa thu. Nhạc của ông gợi lên bầu trời xanh trong ngả sắc vàng với các tác phẩm như "Thu quyến rũ", "Tà áo xanh", "Gửi gió cho mây ngàn bay"...
Nhà thơ - dịch giả Bùi Giáng được họa sĩ đánh giá là "kỳ nhân dị sĩ bậc nhất của văn chương Việt Nam". Anh viết: "Ông đến và đi như một cuộc rong chơi, để bây giờ khi nhắc đến ông, chúng ta luôn nở một nụ cười thương nhớ và kính ngưỡng: Trần gian hỡi tôi đã về đây sống/ Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than/ Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng/ Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thấp đen (bài thơ Phụng Hiến)".
Nhà thơ - dịch giả Bùi Giáng được họa sĩ đánh giá là "kỳ nhân dị sĩ bậc nhất của văn chương Việt Nam". Anh viết: "Ông đến và đi như một cuộc rong chơi, để bây giờ khi nhắc đến ông, chúng ta luôn nở một nụ cười thương nhớ và kính ngưỡng: Trần gian hỡi tôi đã về đây sống/ Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than/ Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng/ Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thấp đen (bài thơ Phụng Hiến)".
Thi sĩ Hoàng Cầm - tác giả bài thơ "Lá diêu bông" và "Bên kia sông Đuống". Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo từng nói Hoàng Cầm là một nhà thơ lớn với những tác phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống nhưng vẫn đóng góp quan trọng trong công cuộc cách tân thơ ca Việt Nam, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ thi sĩ.
Thi sĩ Hoàng Cầm - tác giả bài thơ "Lá diêu bông" và "Bên kia sông Đuống". Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo từng nói Hoàng Cầm là một nhà thơ lớn với những tác phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống nhưng vẫn đóng góp quan trọng trong công cuộc cách tân thơ ca Việt Nam, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ thi sĩ.
Xuân Quỳnh làm rung động bao trái tim người yêu thơ. Bà là một trong những nữ nhà thơ nổi tiếng của thi ca hiện đại Việt Nam. Năm 1988, vợ chồng Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cùng con trai út qua đời trong vụ tai nạn xe ở Hải Dương. Năm 2017, bà được truy tặng giải thưởng Nhà nước và Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Xuân Quỳnh làm rung động bao trái tim người yêu thơ. Bà là một trong những nữ nhà thơ nổi tiếng của thi ca hiện đại Việt Nam. Năm 1988, vợ chồng Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cùng con trai út qua đời trong vụ tai nạn xe ở Hải Dương. Năm 2017, bà được truy tặng giải thưởng Nhà nước và Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - qua đời hồi tháng 6 - được xếp vào tứ trụ thi ca miền Nam trước đây, bên Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên.
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - qua đời hồi tháng 6 - được xếp vào tứ trụ thi ca miền Nam trước đây, bên Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nằm trong bộ tứ danh họa thế hệ đầu của mỹ thuật Việt Nam, bên cạnh Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn. Ông là một trong những họa sĩ góp phần đưa sơn mài Việt Nam lên đỉnh cao với sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống Á Đông trên chất liệu sơn ta và phương pháp hội họa hàn lâm phương Tây.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nằm trong bộ tứ danh họa thế hệ đầu của mỹ thuật Việt Nam, bên cạnh Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn. Ông là một trong những họa sĩ góp phần đưa sơn mài Việt Nam lên đỉnh cao với sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống Á Đông trên chất liệu sơn ta và phương pháp hội họa hàn lâm phương Tây.
Phan Khôi là nhà báo, nhà thơ, dịch giả lừng danh đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng vì trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn.
Phan Khôi là nhà báo, nhà thơ, dịch giả lừng danh đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng vì trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn.
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh là tác giả bài thơ Kiếp nào có yêu nhau - ca khúc kinh điển do Phạm Duy phổ nhạc, được nhiều thế hệ ca sĩ trình bày như Thái Thanh, Tuấn Ngọc, Ý Lan, Mỹ Linh, Đức Tuấn...
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh là tác giả bài thơ Kiếp nào có yêu nhau - ca khúc kinh điển do Phạm Duy phổ nhạc, được nhiều thế hệ ca sĩ trình bày như Thái Thanh, Tuấn Ngọc, Ý Lan, Mỹ Linh, Đức Tuấn...
Họa sĩ Trần Thế Vĩnh bên các tác phẩm. Anh sinh năm 1986 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế năm 2010. Anh từng tổ chức hàng chục triển lãm nhóm và cá nhân, đoạt giải đặc biệt Dogma 2013 - cuộc thi vẽ chân dung tự họa. Triển lãm "Vọng" diễn ra tối 28/10 tại TP HCM. Họa sĩ còn phát hành cuốn sách tranh cùng tên do NXB Hội Nhà văn in.
Họa sĩ Trần Thế Vĩnh bên các tác phẩm. Anh sinh năm 1986 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế năm 2010. Anh từng tổ chức hàng chục triển lãm nhóm và cá nhân, đoạt giải đặc biệt Dogma 2013 - cuộc thi vẽ chân dung tự họa. Triển lãm "Vọng" diễn ra tối 28/10 tại TP HCM. Họa sĩ còn phát hành cuốn sách tranh cùng tên do NXB Hội Nhà văn in.
Mai Nhật (ảnh: Trần Thế Vĩnh)