Tế bào gốc là tế bào đặc biệt của cơ thể, có thể biệt hoá thành các tế bào chức năng của các cơ quan khác nhau. Đây là một tế bào rất đặc biệt vô cùng tinh hoa. Chính vì vậy chúng mới có cái tên "gốc" như khẳng định tính cội nguồn của mình.
Các loại mô, máu trong cơ thể đều được hình thành từ các tế bào. Đây là những tế bào đã được biệt hóa và được xác định chức năng cụ thể. Sau một thời gian dài làm việc và thực hiện chức năng thì chúng có thể hỏng, tổn thương rồi chết đi. Tế bào gốc sẽ đảm nhiệm chức năng thay thế những tế bào đã hư tổn đó khi nhận được tín hiệu kích thích. Chúng như một nguồn dự trữ thay thế của cơ thể.
Tế bào gốc ngoài khả năng biệt hoá và thay thế những tế bào chết hay tổn thương, chúng còn có khả năng phân chia cao hơn các tế bào thông thường. Điều này có nghĩa là tế bào gốc có khả năng từ một phân chia thành hai hay nhiều tế bào.
Tế bào gốc tồn tại ở một hay nhiều mô khác nhau trên cơ thể, có thể tìm thấy tế bào gốc ở tủy xương, tủy răng, máu cuống rốn... Đối với các tế bào thông thường thì mỗi loại tế bào chức năng riêng biệt cư trú nhất định ở mô đó.
Với tiềm năng biệt hóa cộng với những đặc tính sinh học mà các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu phát hiện, tế bào gốc mang lại những hy vọng lớn trong y học tái tạo, làm lành vết thương, sửa chữa các mô, cơ quan hỏng... Không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn cho việc ngăn ngừa và giảm tác động từ việc lão hóa, tế bào gốc còn mang lại nhiều hơn thế đối với các bệnh nan y khó chữa.
Bà Lê Thị Minh, bệnh nhân từng điều trị tại Bệnh viện Quốc tế DNA. Những năm gần đây tình trạng sức khỏe của bà bị giảm sút nghiêm trọng, gặp nhiều vấn đề do thoái hoá đốt cột sống gây ra. Bà bước qua tuổi 65 với 4 đốt cột sống bị thoái hoá từ L2 đến L5 khiến không thể tự vận động được và chỉ nằm được một chỗ. Ngoài ra bà còn bị gan nhiễm mỡ độ 3, hẹp động mạch vành, động mạch chủ hở 3/4. Bà chia sẻ trước đây nói chuyện khó khăn. Bà đã tìm hiểu và tiếp cận với các liệu pháp tế bào gốc của Nhật Bản. Sau 2 năm, sức khỏe đã được cải thiện đáng kể và có thể hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn nhờ giảm các cơn đau đến từ cột sống.
Tế bào gốc tạo máu có thể sử dụng để ghép điều trị các bệnh về máu như ung thư máu, suy tủy xương, u lympho ác tính, tan máu bẩm sinh... Tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép có thể thu được từ các nguồn: dịch chọc hút tủy xương, gạn tách từ máu ngoại vi, máu trong dây rốn. Khi được đưa vào cơ thể, các tế bào gốc mới này sẽ thay thế các tế bào gốc tạo máu bệnh lý của cơ thể bệnh nhân và giúp cho bệnh nhân cải thiện bệnh.
Theo số liệu từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, từ ca ghép tế bào gốc đầu tiên đến nay, đã thực hiện thành công 107 ca ghép; trong đó có 66 trường hợp ghép tự thân và 41 trường hợp ghép đồng loại, với tỷ lệ thành công từ 70 đến 80%.
Ngoài ra, những lĩnh vực ứng dụng mới của tế bào gốc và tế bào gốc tạo máu còn đang được nghiên cứu như miễn dịch chống ung thư, điều trị các bệnh nội khoa mãn tính ngoài hệ tạo máu như đái tháo đường, tim mạch, cơ xương khớp, nhãn khoa...
Yên Chi