Bác sĩ Chiêm Quốc Thái, bệnh viện thẩm mỹ Việt Mỹ cho biết, thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân quan tâm đến nâng mũi sụn surgiform. Đây là phương pháp phẫu thuật không mới.
Sụn surgiform được phát minh lần đầu vào năm 1969 do ông Willbert Gore nên được đặt tên là Gore-tex và nó được cấu tạo từ Expanded polytetrafluoroethylene (e-PTFE). Năm 1989, sụn surgiform được áp dụng cho phẫu thuật nâng mũi trên thế giới và được gọi tên là nâng mũi sụn Gore-tex. Hiện nay, tên thương mại của sụn Gore-tex thường được gọi là sụn Surgiform.
Trước đây, khi chưa có sụn surgiform các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường sử dụng vật liệu là silicon để nâng sóng mũi. Thế nhưng, nhược điểm của sóng silicon là nếu đặt lâu ngày thì sụn sẽ dễ bị tuột và làm lộ hoặc thủng đầu mũi. Do đó, Surgiform đã ra đời nhằm khắc phục nhược điểm trên. Sụn nâng mũi surgiform giúp các mô bám vào các lỗ nhỏ của sụn nên giúp cố định sụn surgiform tại một chỗ, giúp hạn chế được việc tuột sóng gây trồi lộ đầu mũi hoặc thủng đầu mũi.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Thái, sụn surgiform có những nhược điểm, đặc biệt là tỉ lệ tương thích với cơ thể kém hơn sóng silicon nên tỉ lệ nhiễm trùng của sụn surgiform (gore-tex) cao hơn. Trong 5 năm gần đây chiếm khoảng 10% các ca nâng mũi surgiform phải lấy sụn ra. Ngược lại, sụn silicon có tỉ lệ không tương thích và gây nhiễm trùng phải lấy ra chiếm dưới 1%. Nâng mũi bằng sụn surgiform sẽ teo nhỏ và thấp xuống 20% trong vòng 5 năm.
Khi sụn surgiform không thích ứng, bị nhiễm trùng phải lấy ra, thì rất khó để bác sĩ thực hiện vì nó đã bám dính vào vùng mô da cấu trúc của mũi.
Hiện nay có hai phương pháp nâng mũi đang phổ biến là nâng mũi sụn nhân tạo toàn bộ và nâng mũi cấu trúc.
Nâng mũi sụn nhân tạo toàn bộ là toàn bộ sóng mũi và đầu mũi đều sử dụng chất liệu là sụn nhân tạo (silicon hoặc surgiform). Vì thế, nếu bệnh nhân chọn làm đẹp bằng phương pháp này thì nên sử dụng sụn surgiform để hạn chế tỉ lệ biến chứng tuột sóng gây trồi lộ đầu mũi hoặc thủng đầu mũi do sóng silicon gây ra, theo bác sĩ Thái tư vấn. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng phải chấp nhận tỉ lệ rủi ro do sụn surgiform như: không tương thích gây nhiễm trùng, tỉ lệ teo sụn surgiform.
Nếu thực hiện nâng mũi cấu trúc thì 1/3 đầu mũi đã được bác sĩ tạo hình bằng sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn nên đã hạn chế hoàn toàn nhược điểm tuột sóng gây trồi lộ đầu mũi hoặc thủng đầu mũi của sóng silicon. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ không còn lo sợ biến chứng tuột sóng silicon. Ngoài ra, sử dụng sụn silicon hạn chế được tỉ lệ không tương thích gây nhiễm trùng của sụn surgiform cũng như tỉ lệ teo nhỏ và thấp lại của sụn surgiform.
"Nếu muốn nâng mũi sụn nhân tạo toàn bộ thì nên thực hiện phương pháp nâng mũi bằng sụn surgiform. Nhưng nếu chọn nâng mũi cấu trúc thì bạn nên sử dụng sụn silicon", bác sĩ Chiêm Quốc Thái kết luận.
Yên Chi
Việt Mỹ là một trong những bệnh viện thẩm mỹ với các phương pháp phẫu thuật mới và đầu tư các công nghệ hiện đại. Hiện bác sĩ Chiêm Quốc Thái là giám đốc tại Bệnh viện thẩm mỹ Việt Mỹ. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nâng mũi, bác sĩ đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Địa chỉ: 331 Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM.
Hotline: (+84) 283 838 9595 - 094 275 7888 - 098 481 6172
Website: https://benhvienvietmy.com