VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ ba, 3/12/2024

Cháu bị tê bì gót chân đang phải uống thuốc, vậy có tiêm được vaccine Covid-19 không?

Tiến Tài, `

BS. Lê Minh Thọ

Chào anh

Theo những mô tả, chúng tôi chưa nắm rõ thông tin về bệnh lý tê bì gót chân của anh do các nguyên nhân gì trong các đợt khám bệnh trước. Trước khi tiêm chủng vaccine, các bác sĩ khám sàng lọc sẽ căn cứ vào bệnh án trước đây của anh, và kiểm tra sức khỏe hiện tại để tư vấn cụ thể và chính xác hơn.


Tôi bị ngoại tâm thu thất, nhịp tim bất thường hàng ngày. Chị tôi đi xét nghiệm gel để mang thai thì có gen đông máu, cả bố và mẹ đều bị. Trường hợp của tôi có tiêm được vaccine không. Tôi muốn tiêm vaccine Plizer. Cơ quan tôi mọi người uống thuốc chống đông máu, sốt trước và và sau khi tiêm Astrazeneca. Nếu ...

Hồng, `

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào chị

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơn 90.000 liều vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng ngày 7/7/2021, đây là lô vaccine đầu tiên của hãng này về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này.

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tiêm chủng vaccine AstraZeneca (Vương quốc Anh) cho các đối tượng, địa bàn ưu tiên theo hướng dẫn chỉ đạo của Chính Phủ và Bộ Y tế. Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị duy nhất được Bộ Y Tế chỉ định sát cánh cùng các cơ sở y tế Nhà nước thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.





Trước đây, em có làm xét nghiệm yếu tố đông máu do bị hư thai nhiều lần. Kết quả xét nghiệm cho thấy, yếu tố VII của em cao hơn mức bình thường (chỉ số tham chiếu 150, kết quả của em là 200). Em có được tiêm vaccine Covid-19 không? Em có phải làm lại xét nghiệm trước tiêm không?

Hanh Nguyen, 36 tuổi, TP.HCM

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào bạn

Với trường hợp của bạn, nên thực hiện xét nghiệm lại xem kết quả như thế nào và tư vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bác sĩ chuyên khoa kết luận các yếu tố thực sự ổn định, ổn định ở đây có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn thì bạn hoàn toàn có thể tiêm được vaccine Covid-19 bình thường.


Tôi muốn biết trước và sau khi tiêm phòng Covid-19 phải kiêng những gì? Thời gian kiêng là bao lâu? Xin cảm ơn bác sĩ.

lxlvn2021, 50 tuổi, Thủ Đức, TP HCM

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào anh, chị

Theo hướng dẫn trước và sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19, để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh, anh/chị không nên sử dụng các chất kích thích như: cafe, rượu, bia,... Ngoài ra, anh/chị cần chú ý chuẩn bị tâm lý, giữ gìn sức khỏe, theo dõi sát các phản ứng sau tiêm và nghỉ ngơi hợp lý.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh/ahị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Em bị viêm gan B mạn tính, không điều trị vì chỉ số ngưỡng cửa phát hiện, em bị dị ứng thuốc giảm đau, hay bị sưng mắt khi uống thuốc cảm, bị viêm xoang và viêm mũi dị ứng nhưng không nặng lắm. Trường hợp của em có được chích vaccine không và có an toàn không?

lương thành, 31 tuổi, bienhoa dong nai

BS. Bùi Công Sự


Bệnh lý viêm gan B mạn tính của Anh/Chị hiện tại ổn định, không phải điều trị gì, không có biểu hiện nào khác thì có thể tiêm chủng bình thường. Riêng vấn đề dị ứng nếu anh/chị không phải dùng thuốc, không phải nhập viện xử trí cấp cứu thì có thể tiêm vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Tôi bị rối loạn lo âu thần kinh thực vật khi lo lắng nhịp tim tăng nhanh 100nhịp/phút, huyết áp lên 140/90 và còn bị sung huyết dạ dày. Khi thay đổi mùa bị hen phế quản mãn tính. Vậy tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?

Trần Chí Nhân, 33 tuổi, Bà Rịa Vũng Tàu

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào anh

Theo mô tả thì trường hợp của anh không thuộc nhóm chống chỉ định với tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên anh cần chủng ngừa tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Cảm ơn câu hỏi của anh, chúc anh sức khỏe!

Tôi bị u nang giả chảy máu tuyến giáp đã phát hiện được 3 năm. Huyết áp 122/76, nhịp tim 111/phút. Vậy tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không? .

Trương Thị Thu, 40 tuổi, Phường Mỏ Chè -Tp Sông Công-Tỉnh Thái Nguyên

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chị không mô tả rõ lại hiện tại bệnh của chị đã ổn định hay chưa? Hiện có phải dùng thuốc điều trị gì không? Nếu trong trường hợp các bệnh nền của chị đã ổn định >=3 tháng không phải thay đổi phác đồ điều trị hoặc nhập viện và khi các chỉ số mạch, huyết áp trong giới hạn cho phép thì chị vẫn có thể tiêm được vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!

Xin chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi, tôi muốn chích vaccine cúm mùa thì sau bao lâu chích được vaccine Covid-19 ạ? Mong bác sĩ tư vấn.

Nguyễn Bích Trâm, `

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào chị,

Đối với phác đồ tiêm chủng vaccine Covid-19 của AstraZeneca, sau khi chích vaccine cúm mùa thì sau 14 ngày thì chị có thể chích tiếp đươc vaccine Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của chị. Chúc chị sức khỏe!

Em bị dị ứng với bột ngọt, khi ăn món gì nhiều sẽ bị đơ người, như thế là có dị ứng với thành phần của thuốc hay có nên tiêm vaccine không ạ?

Lê Bình, 24 tuổi, Tân Phú

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh, chị

Chúng tôi chưa rõ sau khi bị dị ứng thì anh, chị đã phải điều trị ra sao? Nếu nhẹ, tự hết thì em vẫn có thể tiêm chủng được còn nếu phải nhập viện và đã từng chẩn đoán phản vệ độ 2 trở lên thì em sẽ chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19.


Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Em bị viêm gan B từ nhỏ nhưng đã điều trị ở bệnh viện, lâu không còn thấy xét nghiệm ra viêm gan B. Nhưng cách đây nửa năm em khám sức khỏe trong công ty có dấu hiệu viêm gan B. Em đã đi xét nghiệm thì dương tính, xét nghiệm HBV-DNA thì virus nằm ở ngưỡng cho phép không cần uống thuốc đặc ...

Trần Duy Cường, 33 tuổi, Quận 4, TP.HCM

ThS Nguyễn Diệu Thúy

Chào bạn

Với tình trạng bệnh viêm gan B của bạn hiện đã ổn định, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tiêm chủng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, sau khi tiêm ngừa cần theo dõi các phản ứng sau tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời tiếp tục thực hiện thông điệp 5K của Chính phủ để phòng bệnh cho bản thân và cho cộng đồng.

Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!


Mẹ tôi có tiền sử bị bệnh thận, mổ thận rất nhiều lần rồi, một bên thận bị nang. Mẹ tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? Cảm ơn bác sĩ.

Hà Xuân Thọ, 31 tuổi, Đông Văn

BS. Chế Xuân Hùng

Chào anh/chị

Anh/chị có thể nói rõ hơn tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bác gái sau mổ như thể nào được không ạ? Nếu bác sức khỏe ổn định và không thay đổi điều trị ít nhất 3 tháng trở lại đây thì bác có thể tiêm phòng vaccine Covid-19.


Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Năm ngoái, em có điều trị lao phổi trong 6 tháng và hiện tại đã ngừng uống thuốc được 6 tháng. Em có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19 được không?

Thu Hương, 30 tuổi, TP.HCM

BS. Đỗ Anh Tuấn

Chào bạn

Bạn đã điều trị lao phổi và đã dừng điều trị 6 tháng hoàn toàn có thể được tiêm vaccine Covid-19. Bác sĩ khám sàng lọc sẽ khám và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn như các chỉ số như huyết áp, nhịp thở, nhịp tim ... và các cơ quan khác nếu các chỉ số trong giới hạn cho phép, các cơ quan không có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm chủng. Sau khi tiêm chủng, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về theo dõi các phản ứng sau tiêm, đồng thời ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tập thể dục với cường độ mạnh và làm việc quá sức.

Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!

Tôi điều trị ở tim mạch ở bệnh viện với chuẩn đoán hẹp hở van 2 lá, nhịp xoang, giãn nhĩ trái (d=54 mmmm), xét nghiệm INR 1.08, đang uống thuốc. Tôi có tiêm ngừa vaccine Covid-9 được không? Nếu tiêm ngừa, bao lâu tôi có thể xét nghiệm INR được?

Nguyễn Lan Anh, 50 tuổi, Trà Vinh

BS. Phạm Đình Đông

Chào chị

Chị đang điều trị bệnh lý về tim mạch và có những dấu hiệu bất thường về tim mạch, đặc biệt có rối loạn đông máu và sử dụng thuốc chống đông. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì Chị có thể tiêm phòng vaccine Covid-19, tuy nhiêu việc tiêm chủng và theo dõi sẽ thực hiện tại bệnh viện hoặc các cơ sở có đủ năng lực hồi sức cấp cứu bạn đầu. Sau tiêm ngừa tối thiểu khoảng 28 ngày chị có thẻ tái khám bác sĩ tim mạch và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cảm ơn chị, chúc chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Tôi bị viêm xoang và viêm gan B không có chỉ định uống thuốc có tiêm được vaccine Covid- 19 không?

Phạm Diệu Thúy, 38 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Nếu anh/chị không trong đợt cấp của viêm xoang, tình trạng viêm gan B ổn định thì có thể tiêm phòng vaccine Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Tôi bị cao huyết áp vô căn, mỡ máu, như vậy có đủ điều kiện để tiêm vaccine Covid-19 hay không? Xin cảm ơn!

Huỳnh Hoàng Huy Lâm, 45 tuổi, Quận 7, TP.HCM

Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc

Chào bạn

Theo hướng dẫn 2995 của Bộ Y tế đối với người có bệnh mạn tính đã điều trị ổn định có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Bác sĩ khám sàng lọc sẽ đánh giá về sức khỏe của bạn qua các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, nhịp thở để quyết định bạn có đủ điều kiện tiêm hay không.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Em năm nay 40 tuổi, trước em có đi khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ nói em bị huyết tán thalassemia. Em có tiêm được vaccine Covid-19 không, thưa bác sĩ?

aka Thang, 40 tuổi, Hà Nội

BS. Chế Xuân Hùng

Trường hợp của anh/chị hiện tại có phải điều trị gì không, các chỉ số xét nghiệm liên quan và tình hình sức khỏe hiện tại như thế nào? Nếu tình trạng sức khỏe của anh/chị ổn định và không thay đổi điều trị ít nhất 3 tháng trở lại đây thì có thể tiêm phòng vaccine Covid-19, tuy nhiên nên tiêm tại bệnh viện và theo dõi sát các phản ứng sau tiêm.

Tôi bị tiểu đường tuýp 2 có tiêm được vaccine Covid-19. Tôi đi làm ở châu Phi về phép được 10 tháng muốn được tiêm vaccine Covid-19 để đi làm trở lại thì đăng ký ở đâu?

Ngô Bảo Truyền, 44 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc

Chào bạn
Đối với trường hợp người có bệnh nền đã điều trị ổn định, sức khỏe tốt có thể được tiêm ngừa vaccine Covid-19. Trước khi tiêm bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử điều trị bệnh cho bác sĩ khám sàng lọc biết và đánh giá tình trang sức khỏe trước tiêm như huyết áp, nhịp thở, nhịp tim ... và các cơ quan khác để quyết định có đủ điều kiện sức khỏe tiêm chủng hay không.
Về việc đăng ký tiêm chủng, bạn cần liên hệ với chính quyền/cơ sở y tế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Trân trọng!

Người trên 60 tuổi bị viêm gan B có được tiêm vaccine Covid-19 không? Em xin cảm ơn.

Võ Ngân, 40 tuổi, Thủ Đức

BS. Chế Xuân Hùng

Nếu các bệnh lý viêm gan B đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn thì anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.

Tháng 3, tôi phát hiện bị huyết áp cao 190. Từ đó đến nay, tôi uống thuốc đầy đủ, ăn uống theo hướng dẫn để tốt nhất ổn định huyết áp. Tôi đi bộ, chạy nhẹ nên sau một tháng huyết áp tôi trở về dao động 120-130. Hiện nay, tôi uống thuốc của bác sĩ ở bệnh viện, trong thuốc có loại chống đông ...

Nguyễn Thị Thuý, 46 tuổi, Quận 12, TP.HCM

BS. Dương Bích Tuyền

Chào chị,

Hiện tại, chị có đang dùng thuốc Huyết áp và thuốc kháng đông. Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế thì những người dùng thuốc chống đông thì vẫn được tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên những người này thuộc nhóm thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19, cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức ban đầu.

Ngoài ra, chị phải thông báo về liệu trình dùng thuốc và bệnh lý điều trị của chị cho bác sĩ khám sàng lọc để được tư vấn rõ ràng hơn và cụ thể hơn. Chị không cần phải ngưng sử dụng thuốc để được tiêm vaccine Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Tôi từng bị sốc phản vệ khi bị ong đốt (tụt huyết áp, nổi mề đay) có tiêm vaccine Covid-19 được không?

Cảnh Nguyễn, 36 tuổi, Thủ Đức, TP. HCM

BS. Phan Chí Thanh

Chào bạn,

Theo như lời bạn kể thì bạn bị sốc phản vệ kho ong đốt (tụt huyết áp, nổi mề đay) là tình trạng bị phản ứng nặng sau khi bị ong đốt. Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, bạn thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp khác như tuẩn thủ thông điệp 5K của Chính phủ.

Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!