VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 14/2/2025

Mẹ tôi bị suy thận mạn hiện đang chạy thận định kỳ 3 ngày/tuần. Xin hỏi mẹ tôi có thể tiêm vaccine được không ạ?

Phương, 38 tuổi, TP.HCM

BS Đoàn Thị Khánh Châm


Với những trường hợp bệnh mạn tính mà đã ổn định >= 3 tháng thì anh/chị vẫn tiêm được vaccine Covid-19 bình thường. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào sau tiêm vaccine Covid-19 mà uống bia rượu làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên do sau khi tiêm vaccine sẽ xuất hiện những phản ứng sau tiêm nên việc không dùng bia rượu là cách tốt nhất.

Tôi bị dị ứng do thời tiết thay đổi, có triệu chứng nổi mề đay (phù mạch) ngứa ở chân, đã hơn 5 năm rồi và tôi chưa bị lại, như vậy tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?

Tô Diệp, 26 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh/chị,
Trường hợp của anh/chị vẫn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19. Để đảm bảo an toàn, anh/chị nên tiến hàn tiêm chủng tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúc anh/chị sức khỏe!

Tôi đang mang thai 4 tuần có tiêm được vaccine Covid-19 không?

Thúy, 35 tuổi, Quận 5

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai


Phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm vaccine Covid-19. Chị nên chờ hướng dẫn tiếp theo của Bộ Y tế trong thời gian tới.

Tôi dị ứng một vài loại hải sản, dị ứng xà phòng, nước hoa...., dễ mẩn ngứa dưới da và không có bệnh nền. Tôi chưa bị sốc phản vệ bao giờ, dù là khi truyền dịch, uống thuốc hay tiêm vacccine. Tôi có tiêm vacccine Covid-19 được không? Khi tiêm cần chú ý gì?

Nguyễn Việt Phương, 57 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh/chị,
Theo như báo cáo của Mỹ, những người có cơ địa dị ứng, tức là những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng nọc côn trùng v.v.. là những người dễ dị ứng/phản vệ với vaccine hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị phản vệ sau tiêm vaccine dù không có tiền sử dị ứng.

Trong trường hợp của anh/chị nên được tiêm vaccine Covid-19 ở khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Để giảm thiểu rủi ro do phản vệ, điều quan trọng là cần chú ý theo dõi, phát hiện và xử trí sớm phản vệ ngay ở những triệu chứng phản vệ như nổi mề đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn/buồn nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức... sau tiêm vaccine Covid- 19.

Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày. Nếu có các dấu hiệu phản vệ như trên, anh/chị cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí điều trị kịp thời.

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh/chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Tôi đã tiêm mũi một vaccine AstraZeneca. Vậy mũi 2 của AstraZeneca có giống với mũi một hay là khác nhau (về liều lượng, chất lượng..)?

Nguyễn Chánh Trí, 40 tuổi, Lũy Bán Bích

BS.CKI Bạch Thị Chính


Hiện nay, các anh/chị biết để sản xuất một loại vaccine các nhà khoa học phải mất 4-5 năm, thậm chí có những loại vaccine phải mất đến 10 năm mới ra đời. Có những bệnh đến hiện tại vẫn chưa có những vaccine phòng ngừa, ví dụ HIV/AIDS, vaccine sốt xuất huyết. Sau khi sản xuất vaccine sốt xuất huyết lại phải ngừng, không tiếp tục tiêm được bởi vì tính an toàn của vaccine.
Đối với vaccine Covid-19 sản xuất chưa đầy một năm đã ra đời và triển khai tiêm chủng cho người dân trên thế giới. Chính vì vậy, tất cả vaccine Covid-19 đã đưa vào sử dụng đều được cấp phép khẩn cấp, và một số đánh giá có thể chưa theo dõi được hết vì còn những hạn chế về thời gian.
Bình thường, một vaccine sau khi tiêm xong sau khoảng 14 ngày sẽ sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể, và sau khi tiêm vaccine mũi 2 đối với những vaccine tiêm 2 mũi sẽ có miễn dịch mạnh mẽ, đầy đủ hơn. Còn vấn đề hiện nay vaccine kéo dài miễn dịch trong bao nhiêu lâu? Bảo vệ bao lâu?,... thì thực tế chưa có được báo cáo rõ ràng. Đối với vaccine Covid-19 phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm bao nhiêu thì cũng chưa có được những báo cáo rõ ràng, tùy thuộc vào từng loại vaccine khác nhau. Có những loại vaccine báo cáo 60-70% hiệu quả, có loại vaccine báo cáo 80-90% hiệu quả. Điều quan trọng, các nhà khoa học đã khẳng định chắc chắn rằng, tiêm vaccine Covid-19 giảm được triệu chứng nặng, nguy cơ nhập viện và tử vong của những người mắc Covid-19.
Theo nguyên tắc, đối với loại vaccine Covid-19 tiêm 2 mũi thì nên tiêm cùng một loại. Các anh/chị tiêm mũi một sau thời gian khuyến cáo sẽ tiếp tục tiêm mũi vaccine thứ 2. Ví dụ, sau khi tiêm mũi một của vaccine AstraZeneca, anh/chị ra nước ngoài không tiêm vaccine AstraZeneca nữa, mà tiêm loại vaccine khác (chẳng hạn Pfizer). Anh/chị nên tiêm 2 mũi Pfizer theo quy định được khuyến cáo.

Lúc nhỏ có nghe ba mẹ nói lại mình bị dị ứng thuốc Aspirin nên lâu nay mình không sử dụng thuốc này. Nhờ bác sĩ tư vấn xem mình có thể chích vaccine Covid-19 được không?

Hải Nguyễn, 42 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh/chị,
Như anh/chị cũng biết, để các bác sĩ sàng lọc quyết định người có tiền sử dị ứng được tiêm vaccine Covid-19 hay không, người chủng ngừa cần phải thông báo những tiền sử dị ứng của mình cụ thể là gì, mức độ dị ứng nhẹ ví dụ như uống thuốc vào bị ngứa, phải bắt buộc ngưng thuốc... Từ đó, các bác sĩ sẽ có những lời tư vấn cụ thể.

Trường hợp dị ứng thuốc nặng, phải nhập viện để điều trị nên tiến hành tiêm chủng tại bệnh viện. Chúc anh/chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Tôi đang điều trị lao phổi ở tháng thứ 3 thì có tiêm vaccine Covid-19 được không?

Phan Vũ, 38 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh/chị,
Trường hợp bệnh lý của anh/chị đang điều trị chưa ổn định nên anh/chị cần tạm hoãn tiêm vaccine Covid-19. Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúc anh/chị sức khỏe!

Tôi điều trị viêm gan B đã lâu. Hiện tại, tôi vẫn đang dùng thuốc kháng virus, độ xơ hóa F4, tiểu cầu thấp. Tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không?

thanhsangtaynguyen, 37 tuổi, Đắc Nông

BS Đoàn Thị Khánh Châm


Trường hợp bệnh lý viêm gan B mãn tính của anh, chị chưa điều trị ổn định nên cần hoãn tiêm vaccine Covid-19. Đợi sau khi bệnh lý đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn thì anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.

Phụ nữ đang mang thai tiêm vaccine Covid-19 thì có bị ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Võ Thị Thúy Hằng, 32 tuổi, TP.HCM

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào chị,
Phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm vaccine Covid-19, chị nên chờ hướng dẫn tiếp theo của Bộ Y tế trong thời gian tới.
Cảm ơn câu hỏi của chị. Chúc chị sức khỏe!

Cháu bị dị ứng thuốc nhóm kháng sinh có được tiêm vaccine Covid-19 không?

Phạm Quyền Phái, 39 tuổi, Quảng Ngãi

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào anh,
Mức độ dị ứng với nhóm kháng sinh mà anh nêu như thế nào. Anh cũng biết, để các bác sĩ sàng lọc quyết định người có tiền sử dị ứng được tiêm vaccine Covid-19 hay không, người chủng ngừa cần phải thông báo những tiền sử dị ứng của mình cụ thể là gì, mức độ dị ứng nhẹ ví dụ như uống thuốc vào bị ngứa, nổi mày đay... Từ đó, các bác sĩ sẽ có những lời tư vấn cụ thể. Còn trong trường hợp dị ứng thuốc nặng, phải nhập viện để điều trị nên tiến hành tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Chúc anh nhiều sức khỏe. Trân trọng!


Em muốn hỏi về việc tiêm vaccine cho người lớn tuổi ở nhà: nam 60 tuổi, nữ 65 tuổi. Cả hai đều có bệnh lý nền cao huyết áp nhẹ và một số bệnh nhẹ khác. Em đọc chính sách thì thấy đây là trong diện ưu tiên được tiêm vaccine. Em ở Cần Thơ, muốn biết cách đăng ký tiêm vaccine như ...

Thành Nguyên, 37 tuổi, Ninh Kiều, Cần Thơ

BS.CKI Nguyễn Lê Nga


Hiện tại Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh, chị thuộc diện được tiêm theo chính sách thì có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu anh/chị chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì anh/chị vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC, ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ. Chúng tôi sẽ thông báo và mời khách hàng đến tiêm.

Tôi đang điều trị lao phổi (J98) từ 4/1/2021 đến nay, còn vài ngày nữa là đủ 6 tháng và vẫn đang dùng thuốc hàng ngày. Tình trạng sức khỏe tốt sau khi uống thuốc một tháng. Trong suốt quá trình điều trị tôi không có các triệu chứng thường thấy của lao phổi. Trong tuần này tôi có suất tiêm Covid19 AstraZeneca, theo bác ...

Trần Mẫn, 39 tuổi, TP.HCM

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào anh/chị,
Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúc anh/chị sức khỏe!

Tôi bị dị ứng khi sử dụng thuốc giảm đau. Sau khi uống sưng phù nề mắt và khó thở. Xin hỏi các bác sĩ tôi có thể được tiêm vaccine Covid-19 không?

Bàng Thị Hoàng Hà, 51 tuổi, Long biên, Hà nội

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào chị,
Rất tiếc hiện nay, vaccine Covid-19 có chống chỉ định với các trường hợp phản vệ từ độ 2 trở lên với bất cứ tác nhân nào.
Cảm ơn câu hỏi của chị. Chúc chị sức khỏe!

Tôi bị viêm xoang, dị ứng hải sản, khi ăn vào sẽ bị ngứa mẩn đỏ. Vậy tôi có tiêm vaccine được không ạ?

nhuy2731985, 38 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh/chị,
Với mức độ dị ứng như mô tả, anh/chị có thể tiêm vaccine tại các bệnh viện hoặc nơi có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu để đảm bảo an toàn.
Chúc anh/chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Tôi ăn uống bị dị ứng gây ngứa và khó thở một số loại thức ăn như măng, mắm, cua biển, thịt gà. Đồng thời tôi bị cường giáp nên không thể ăn uống một số loại như cà phê, trà, rong biển, bắp cải. Tôi có tiêm được vaccine Covid-19 AstraZeneca không? Nếu chọn vaccine công nghệ mới như Pfizer và Moderna có tốt ...

Nguyễn Bình Tĩnh, 33 tuổi

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào anh,
Như anh cũng biết, để các bác sĩ sàng lọc quyết định người có tiền sử dị ứng được tiêm vaccine Covid-19 hay không, người chủng ngừa cần phải thông báo những tiền sử dị ứng của mình cụ thể là gì, mức độ dị ứng nhẹ ví dụ như ăn thức ăn vào bị ngứa, nổi mày đay... Những trường hợp này, các bác sĩ sẽ có những lời tư vấn cụ thể. Còn trong trường hợp dị ứng kháng sinh nặng, phải nhập viện để điều trị nên tiến hành tiêm chủng tại bệnh viện.
Hiện nay, vaccine phòng Covid-19 của Pfizer và Modena của Mỹ chưa được nhập về Việt Nam và cũng chưa có cơ chế tiêm dịch vụ đối với những vaccine này. Anh vui lòng chờ thêm thông tin từ Chính phủ và Bộ Y tế.

Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpagetrungtamtiemchungvnvc. Cảm ơn anh.

Người hút thuốc lá lâu năm có nên tiêm vaccine Covid-19 không? Hôm qua, trước khi tiêm, y tá nói tôi về kiểm tra vì phổi thở không tốt.

nghiatrantrong11, 64 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh,
Với trường hợp của anh, thăm khám lâm sàng trực tiếp, các bác sĩ mới có thể nhận định phù hợp được. Hút thuốc lá lâu năm không phải là yếu tố khiến anh không được tiêm phòng vaccine Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của anh. Chúc anh sức khỏe.

Hiện em điều tri suy thận hư chuyển sang thương tổn tối thiểu, tái phát nhiều lần. U ác tuyến ức đã phẫu thuật được 5 năm. Em đang uống nhiều loại thuốc.
Những loại thuốc em uống có ảnh hưởng đến tiêm chủng vaccine Covid-19 không? Xin bác sĩ cho em ý kiến. Cảm ơn bác sĩ nhiều. Chúc bác nhiều sức khỏe!

photobaohuy73, 48 tuổi, Quận 10

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh,
Để đảm bảo an toàn, nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19. Anh nên đến tiêm chủng vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Cảm ơn câu hỏi của anh. Chúc anh sức khỏe!

Với những người trên 65 tuổi khi tiêm vaccine AstraZeneca có phảm ứng gì hay không, đặc biệt là chứng đông máu? Ngoài ra, theo tôi được biết, sau khi tiêm vaccine này theo khuyến cáo Hội đồng Y khoa Anh có thể tiêm liều thứ hai bằng Pfizer rất hiệu quả còn hơn tiêm 2 liều AstraZeneca. Điều này có chính xác không? ...

Bùi Thế Dũng, 69 tuổi, Quách Đình Bảo

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh,
Những đối tượng trên 65 tuổi sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể gặp các phản ứng phụ sau tiêm như những nhóm tuổi khác, kể cả phản ứng về rối loạn đông máu. Trên thế giới cũng có nhiều nguồn thông tin khác nhau về hiệu quả của vaccine khi phối hợp 2 loại vaccine khác nhau. Tuy nhiên, Bộ Y tế Việt Nam vẫn khuyến cáo sử dùng 2 liều của cùng một loại vaccine, không tiêm 2 loại khác nhau.

Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Cảm ơn anh.

Hiện tôi có bị mỡ máu vượt ngưỡng cho phép và tôi thường xuyên bị chứng đau đầu (đau từ những năm còn là sinh viên đại học). Tôi có đi khám 2, 3 lần ở bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán bị chứng đau nửa đầu Migrine, rối loạn tiền đình. Ngoài ra, tôi có bị dị ứng với khoai môn vì ...

Thương, 1 tuổi

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào anh/chị,
Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúc anh/chị sức khỏe!

Vợ tôi 36 tuổi, từng 3 lần bị dị ứng thuốc phải vào bệnh viện cấp cứu (bác sĩ báo là dị ứng với thuốc đau nhức: nhức đầu, đau răng...). Vậy vợ em có thể tiêm vaccine được không?

Thai Thach, 39 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh,
Theo như mô tả, vợ anh từng nhập viện cấp cứu do dị ứng thuốc, rất tiếc là trường hợp của vợ anh không thể tiêm vaccine Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh. Trân trọng!