VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ ba, 11/2/2025

Tôi có bệnh nền huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, có uống thuốc điều trị hàng ngày theo toa bác sĩ. Tôi muốn hỏi có nên chích vaccine AstraZeneca không? Xin cảm ơn!

Trần Đình Thanh, 58 tuổi, Ninh Thuận

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào anh/chị,
Trong những hướng dẫn về việc tiêm vaccine Covid-19 cho những đối tượng bị bệnh về huyết áp cao, thiếu máu não, có uống thuốc điều trị hàng ngày... nếu duy trì ở mức độ ổn định vẫn có thể tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe an toàn, anh/chị nên tiến hành tiêm vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện.
Chúc anh/chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Bố tôi năm nay 62 tuổi, đang bị ung thư phổi di căn, đã xạ trị và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sau một thời gian, sức khỏe của bố tôi vẫn không thấy khả quan và các khối u vẫn chưa có dấu hiệu giảm hoặc bé lại. Xin bác sĩ tư vấn giúp gia đình chúng tôi làm sao để ...

Nguyễn Đình Hùng, 30 tuổi, Bạc Liêu, Hà Nội

BS. Nguyễn Bình Phương

Chào anh,

Nếu bệnh ung thư của bố anh chưa phải là giai đoạn cuối thì không thuộc nhóm đối tượng phải hoãn tiêm vaccine Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế. Giữa những đợt hóa trị, xạ trị mà sức khỏe của bố anh ổn định, tổng trạng tốt, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bố anh. Nếu đạt các tiêu chuẩn tiêm chủng vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bố anh có thể tiêm vaccine Covid-19 ở trong bệnh viện nhưng cần đảm bảo thời gian tạm ngừng hóa trị, xạ trị ít nhất 14 ngày mới có thể thực hiện tiêm chủng.
Chúc gia đình anh nhiều sức khỏe và vượt qua được bệnh tật.

Tôi bị dị ứng với quả việt quốc (sốc phản vệ), chỉ cần ăn, uống một lượng nhỏ (một viên kẹo cao su), bánh, kẹo, sữa có vị việt quốc sau 5 phút bị tê lưỡi, cứng lưỡi, tăng huyết áp, khó thở, da nổi cục...

Tôi từng phải nhập viện cấp cứu 2 lần vì vô tình ăn thức ăn có vị việt ...

Phan Công Tuyến, 45 tuổi, TP Đà Nẵng

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào anh,
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả các trường hợp đã từng phải vào viện điều trị với chẩn đoán là phản vệ độ II đều thuộc nhóm chống chỉ định với tiêm vaccine Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của anh. Trân trọng!

Em hay bị nổi mề đay ở hai cẳng chân, vài nốt ở cánh tay mà không rõ nguyên nhân, nhất là khi trời lạnh hoặc bị mắc mưa. Em không uống thuốc gì. Bệnh chỉ khoảng một buổi là khỏi. Vậy em tiêm vaccine Covid-19 có được không ạ? Tiêm ở đâu thì an toàn ạ?

Đoàn Thị Thúy, 36 tuổi, Thủ Đức

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào chị,
Trường hợp của chị vẫn tiêm được vaccine phòng Covid-19 bình thường. Để đảm bảo an toàn, chị nên tiêm vaccine tại khối bệnh viện. Khi tiêm phòng cần khai rõ tiền sử bệnh lý cho bác sĩ khám sàng lọc để có thể đưa ra chỉ định phù hợp nhất.
Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!

Tôi bị xuất huyết não năm 46 tuổi. Hiện nay, sức khỏe của tôi tốt, huyết áp ổn định, không có tiền sử dị ứng. Tôi tập thể dục và làm việc đều đặn từ lúc bệnh xảy ra cho đến nay. Vậy tôi có chích được vaccine ngừa Covid-19 không? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

ceasarx92, 50 tuổi, Quận Tâm Bình, TP HCM

BS.Lương Thị Hồng Lê

Chào anh/chị,

Theo như thông tin thì anh/chị có tiền sử xuất huyết não cách đây 4-5 năm. Hiện nay, theo đánh giá thì sức khỏe của anh/chị tốt, huyết áp ổn định, có lối sống tích cực và lành mạnh... nên anh/chị có thể tiêm ngừa được vaccine Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, trước khi tiêm chủng, anh/chị cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang sử dụng. Các bác sĩ khám sàng lọc sẽ dựa trên cơ sở thông tin anh/chị cung cấp và thăm khám sức khỏe hiện tại. Nếu các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, nhịp thở bình thường, anh/chị có thể tiêm vaccine Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Bị xuất huyết não có chích được vaccine ngừa Covid-19 không
 
 

Em bị dị ứng thuốc giảm đau có tiêm vaccine Covid-19 được không? Em cảm ơn!

Lê Thanh Nghĩa, 44 tuổi, TP.HCM

BS. Phan Chí Thanh

Chào Anh/Chị,

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng, nếu Anh/Chị bị dị ứng nặng (phản vệ độ II trở lên) khi uống Alaxan thì chống chỉ định đối với vaccine Covid-19. Còn nếu Anh/Chị bị dị ứng nhẹ (chỉ ở da niêm, ngứa... chưa ảnh hưởng tới các bộ phận khác như hô hấp (khó thở, thở rít), tuần hoàn (tụt huyết áp, mạch nhanh), tiêu hóa (đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn/buồn nôn), vấn đề về tri giác thì Anh/Chị thuộc nhóm đối tượng cẩn trọng khi tiêm vaccine Covid-19 và nên tiêm chủng tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Ngoài ra Anh/Chị phải cung cấp đầy đủ về tác nhân dị ứng và triệu chứng của dị ứng gặp phải để bác sĩ khám sàng lọc sẽ tư vấn thêm và cho quyết định tiêm chủng an toàn.

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Trân trọng!

Tôi đã chích vaccine Covid-19 mũi một vào 25/6 vừa qua. Nếu lần tới chích mũi 2 mà tôi có thai hoặc nghi ngờ có thai thì tôi có được chích không? Nếu không được chích mũi 2, cơ thể tôi có kháng thể chống Covid-19 không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Chung Ta, 33 tuổi, Quận 12, TP.HCM

BS. Nguyễn Thùy Hải Vân

Chào bạn,

Vaccine Covid-19 sau khi tiêm mũi 1 từ 2-3 tuần đã có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, tuy nhiên hiệu quả đạt được tốt nhất vẫn là khi hoàn thành đủ 2 mũi vaccine. Nếu bạn chỉ tiêm được 1 mũi vaccine thì cơ bản bạn đã có kháng thể và có thể phòng bệnh ở một mức độ nào đó nhưng không tối ưu. Hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu bạn mang thai thì bạn sẽ bị hoãn tiêm trong giai đoạn này. Đồng thời, bạn vẫn có thể chủ động phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp khác như thông điệp 5K.

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Trân trọng!

Tôi bị dị ứng với một số loại thuốc. Mỗi lần bị dị ứng, tôi thường bị sưng mắt, hẹp đường thở. Vừa qua chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho công ty ngoài cộng đồng, bác sĩ sàng lọc chỉ định tôi nên vào bệnh viện tiêm cho an toàn. Vậy tôi có tiêm vaccine Covid-19 được hay không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Trần Thanh Đệ, 43 tuổi, Quận Tân Phú

BS.Lê Thị Trúc Phương

Chào bạn,

Theo thông tin bạn cung cấp bạn thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19 và để đảm bảo an toàn bạn nên được khám sàng lọc tại bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi khám bạn thông báo đầy đủ các thông tin về tiền sử và mức độ dị ứng của mình cho bác sĩ để bác sĩ đánh giá và chỉ định vaccine an toàn, đồng thời bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn theo dõi các phản ứng phụ có thể gặp phải sau tiêm đặc biệt là những dấu hiệu của phản vệ để có thể phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!

Tôi có tiền sử dị ứng thời tiết hoặc thỉnh thoảng dị ứng ngoài da khi va chạm vào các sợi bông vải. Tôi có bệnh nền hen từ bé nhưng khi trưởng thành đỡ dần. Do liên quan đến phế quản và bị dị ứng thời tiết nên nếu tôi tiêm vaccine Covid-19 có được hay không?
Bố tôi có tiền sử cao huyết ...

Peacock Beauty, 40 tuổi, Peacock

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào anh/chị,
Tiền sử dị ứng của anh/chị chỉ có ngoài da và hen phế quản bệnh đã ổn định, nếu trong vòng 3 tháng trở lại đây không có cơn hen nào tái phát thì anh/chị có thể tiêm phòng được vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện. Trường hợp thứ hai, bố của anh/chị trên 70 tuổi thì theo quy định của Bộ Y tế cần thận trọng với nhóm đối tượng này.
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Trân trọng!

Con tôi đang chuẩn bị chích ngừa vaccine Covid-19. Cháu có cơ địa như sau:
- Viêm mũi dị ứng (mỗi chiều đều bị sổ mũi rồi tự hết), chàm da (thường tái phát và không rõ tác nhân)
- Cháu đang uống thuốc trị mụn được gần 7 tháng do bác sĩ da liễu điều trị. Hiện cháu không thể ngưng thuốc và ...

Phan Tấn, 61 tuổi, TP.HCM

Tôi bị dị ứng với thuốc giảm đau, hạ sốt. Mỗi lần tôi bị dị ứng là môi nóng sưng lột, trên người có mấy điểm nóng đỏ (thường chỉ bị cố định ở điểm đó). Mỗi lần tôi bị dị ứng thì điểm nóng đỏ to hơn, khi khỏi để lại vết thâm. Vậy xin hỏi tôi có nên chích ngừa vaccine Covid-19 không ...

Ngô Minh Hùng, 33 tuổi, Cai Lậy, Tiền Giang

ThS Nguyễn Diệu Thúy

Chào anh,

Tình trạng dị ứng của anh có thể tiêm vaccine Covid nhưng thuộc đối tượng cẩn trọng cần được tiêm ngừa tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có năng lực cấp cứu ban đầu. Trước khi tiêm, anh cần cung cấp tiền sử dị ứng của anh cho bác si khám sàng lọc để được hướng dẫn và chỉ định tiêm an toàn. Sau khi tiêm, anh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về theo dõi sau tiêm đặc biệt là phát hiện sớm các dấu hiệu của phản vệ.

Cảm ơn câu hỏi của anh. Trân trọng!

Tôi có bệnh lý viêm hang vị và viêm đại tràng. Cách nay 2 tháng, tôi có đi kiểm tra sức khỏe có số lượng tiểu cầu tăng cao 470.000 và lượng bạch cầu chỉ 3.000. Gần đây, tôi thêm chứng nhịp tim nhanh 90-130 lần/phút, huyết áp không cao chỉ 100-110/ 80-85. Hôm đi tiêm chủng, mạch của tôi 140-130 lần/ phút dù đã ...

Trần Đình Cường, 63 tuổi, Quận 8, TP.HCM

BS Đoàn Thị Khánh Châm

Chào anh,
Trường hợp của anh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tìm nguyên nhân, sau khi có kết quả mới chỉ định anh có tiêm được vaccine Covid -19 hay không.
Chúc anh nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Hiện tại, tôi bị ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật và điều trị iot phóng xạ được 2 năm, giờ khám theo dõi định kỳ và uống thuốc. Tôi có thể chích ngừa được vaccine Covid-19 được không? Cảm ơn bác sĩ.

Đoàn Minh Chương, 43 tuổi, Tân Bình, TP HCM

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào anh,
Về ung thư, theo hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ có ung thư giai đoạn cuối mới thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm chờ chỉ đạo của Bộ Y tế, các trường hợp có bệnh lý nền ung thư đã được điều trị khỏi ổn định hoàn toàn có thể tiêm được vaccine Covid-19 nhưng phải đảm bảo khoảng cách các đợt hóa trị xạ trị và ngày tiêm vaccine Covid-19 > 14 ngày. Trường hợp của chị cần cung cấp rõ hồ sơ điều trị cho bác sĩ để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Cảm ơn câu hỏi của chị. Trân trọng!

Tôi bị dị ứng với thuốc kháng sinh có tiêm vaccine Covid-19 được không? Trước đó, tôi đã không được tiêm vaccine bạch hầu do bị dị ứng với kháng sinh này. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi!

Phạm Thị Thu, 41 tuổi, Dak Lak

Tôi từng bị sốc thuốc một lần rất nguy hiểm năm 29 tuổi, bị hở van tim hai lá, ba lá, không phải uống thuốc gì nhưng thỉnh thoảng có những cơn nghẹt tim thoáng qua vài giây. Lúc trước khi mang thai, tôi thường xuyên bị xỉu. Vậy tôi có nên chích ngừa vaccine Covid-19 không? Tôi rất muốn được chích ngừa.
Con gái ...

Hiền, 59 tuổi, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Ngày 25/6, tôi tiêm ngừa cúm Vaxigrip 0,5 ml và uống vaccine tả M.Orcvax tại VNVC. Bây giờ, tôi muốn tiêm vaccine ngừa Covid-19 có được không ? Nếu không, sau bao lâu thì an toàn để tiêm ngừa vaccine Covid-19?
Chích ngừa cúm rồi sẽ không bị cảm, đúng không ạ ?
Trên vỏ hộp vaccine cúm ghi ngày hết hạn là 6/21 nhưng ...

Nguyễn Đức Hùng, 45 tuổi, Quận Tân Bình, TP HCM

ThS Nguyễn Diệu Thúy

Chào bạn, tôi xin giải đáp các vấn đề của bạn như sau:

1. Theo QĐ 2995/BYT ngày 18/6/2021, sau tiêm vaccine Covid-19 >14 ngày, bạn có thể tiêm các vaccine khác.

2. Theo thống kê của WHO-Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm phòng vaccine cúm mùa có thể làm giảm khoảng 60% các căn bệnh liên quan đến cúm và khoảng 70-80% tỷ lệ bị tử vong do cúm. Bệnh cúm do các chủng virus cúm gây ra, có thể gây tử vong; cảm cũng do virus nhưng chỉ tổn thương đường hô hấp trên, hiếm khi đe dọa tính mạng.

3. Hạn sử dụng của mỗi loạt vaccine (Expiry date) là khoảng thời gian mà loạt vaccine đó nếu được bảo quản một cách thích hợp sẽ duy trì được các tiêu chuẩn như đã đề ra. Hạn sử dụng của mỗi loạt vaccine được xác định bằng cách cộng hạn sử dụng của vaccine đó với ngày sản xuất hoặc ngày đầu tiên thực hiện thử nghiệm công hiệu lần cuối cùng. Nếu hạn sử dụng ghi trên nhãn chỉ có tháng và năm thì hiểu rằng vaccine được sử dụng đến ngày cuối cùng của tháng.


4. Giống như bất kỳ loại vaccine nào, vaccine Covid-19 không mang lại sự bảo vệ tức thì. Tiêm vaccine rồi vẫn có thể bị mắc bệnh vì ít nhất 12-14 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, cơ thể mới bước đầu có tác dụng. Sau tiêm mũi thứ 2, vaccine Covid-19 đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu (khoảng 80%) từ một tháng trở lên. Đặc biệt, vaccine có khả năng phòng bệnh nặng và tử vong lên tới 100%. Tuy nhiên, vaccine Covid-19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh bởi vì hiệu quả phòng lây truyền chỉ khoảng 50%. Điều này có nghĩa là khi đã tiêm vaccine, chúng ta có thể không mắc Covid-19 nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác. Đó là lý do tại sao, ngoài việc tiêm vaccine, người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch 5K hết sức nghiêm ngặt.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Cách đây khoảng 15 năm tôi có dị ứng nhẹ với thuốc Cotrim (nổi đỏ ở cổ tay). Tôi đã khám sàng lọc và bác sĩ không cho chích. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi là tôi có chính ngừa vaccine lại được không?

Tiến, 47 tuổi, Bình Thuận

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào anh,
Những người dị ứng được chẩn đoán điều trị phản vệ độ II sẽ chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Còn đối với nhóm đối tượng bị dị ứng với hải sản, phấn hoa… vẫn nên tiêm dưới sự giám sát của bác sĩ, riêng những người dị ứng với thành phần của vaccine không nên tiêm.
Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Cảm ơn anh.

Tôi bị K giáp giai đoạn 1, đã phẫu thuật cách đây 12 năm, không hoá trị, xạ tri. Từ đó đến nay, tôi vẫn uống thuốc hỗ trợ tuyến giáp. Tôi có được tiêm vaccine hay không?

Nguyen Huong, 49 tuổi, Phú Nhuận

Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Chào chị,
Trước đây, theo hướng dẫn Bộ Y tế, ung thư thuộc về trường hợp hoãn tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, theo hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế, chỉ hoãn tiêm vaccine trong trường hợp ung thư giai đoạn cuối.

Trường hợp của chị đã điều trị bệnh ở giai đoạn ổn định vẫn có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 bình thường. Theo hướng dẫn tiêm phòng vaccine Covid-19, những trường hợp điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị, hóa trị chỉ cần hoãn tiêm 14 ngày là có thể tiêm vaccine Covid-19 bình thường.
Chúc chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Tôi đã có tiền sử tiêm kháng sinh trước đây. Khi test thử bị nổi mề đay nên phải chích thuốc giải nên khi tiêm vaccine AstraZeneca, bác sĩ không cho tiêm mà hoãn lại. Như vậy nếu có vaccine khác như Plizer hoặc Sputnik thì tôi có được tiêm không?

Đỗ Hữu Thuỳ Dương, 53 tuổi, Long An

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào chị,
Các trường hợp có chẩn đoán phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ nguyên nhân nào sẽ chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 nói chung, chứ không riêng vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Cảm ơn câu hỏi của chị. Chúc chị sức khỏe!

Tôi bị viêm gan siêu vi B. Hiện nay không có chỉ định điều trị của bác sĩ. Tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? Có an toàn trong trường hợp của tôi không?

kimthucto, 48 tuổi, TP Cần Thơ

BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Chào anh/chị,
Trong trường hợp của anh/chị, bệnh viêm gan B không có chỉ định điều trị có thể yên tâm tiêm vaccine Covid-19 như những người bình thường khác. Trước khi tiêm, anh/chị nên khai rõ tiền sử bệnh lý cho bác sĩ khám sàng lọc để được bác sĩ tư vấn và đưa ra quyết định tiêm phòng.
Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúc anh/chị nhiều sức khỏe!