Thực phẩm nấu bằng sứ dưỡng sinh giúp bảo toàn dưỡng chất, không dùng nhiều gia vị vẫn cho món ăn ngon và lành, là nỗ lực của Minh Long gần 20 năm qua.

Hơn 50 năm trước, con đường nhỏ thuộc huyện Tân Uyên, Bình Dương đã khá đông người qua lại, nhưng ít ai để ý đến cậu thanh niên 16 tuổi thường ngồi ôm bụng đói cùng chiếc xe đạp cũ ven đường. Mỗi lần cậu nghỉ chừng mươi phút, đợi cơn quặn thắt qua đi để lại rạp người trên yên đạp đến chành chén Lái Thiêu (nơi bán chén dĩa thời đó), cùng hàng trăm câu hỏi nhảy múa trong đầu. Hôm nay bao nhiêu chén được bán ra? Khách hàng có ý kiến gì không? Mẻ gốm mới ra lò có những lỗi gì?

Cậu thanh niên đó là Lý Ngọc Minh.

Kiên trì với đam mê suốt nhiều thập kỷ, cái tên Lý Ngọc Minh bây giờ đã là biểu tượng trong ngành đồ sứ, trở thành chủ hãng gốm sứ lớn nhất Đông Nam Á. Nhưng thành công không bao giờ dễ dàng, ông từng đối mặt với căn bệnh mất ngủ kèm trào ngược dạ dày, hậu quả sau những đêm dài mất ngủ vì trăn trở. Ông nhận ra sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người và quyết tâm đưa Minh Long đi theo sứ mệnh "Vì sức khỏe cộng đồng". Từ bé như chiếc thìa, đôi đũa hay thông dụng như cái chén, cái tô... tất cả đều được gửi gắm một thông điệp: an toàn cho sức khỏe.

Giấc mộng vĩ mô - nâng cao sức khỏe người dân của vị doanh nhân được nối dài khi cho ra mắt dòng sứ dưỡng sinh vào năm 2018. Không chỉ là một cột mốc trong sự nghiệp, Minh Long còn khao khát chạm đến cái đích lớn hơn: tạo nên cuộc cách mạng trong phương pháp nấu nướng. Thế nên, sau khi ra mắt nồi sứ vào 2018, tháng 9/2020, ông Lý Ngọc Minh đích thân thực hiện một cách nấu mới với nồi dưỡng sinh mà theo ông, sẽ giúp món ăn không cần cầu kỳ bày biện vẫn đậm vị, ngon lành.

Dưỡng tức nuôi dưỡng còn sinh là sự sống. Nồi dưỡng sinh có thể hiểu là một chiếc nồi nuôi dưỡng sự sống, chăm chút cho sức khỏe người dùng, thông qua cách nấu nướng. Sứ dưỡng sinh được làm từ những nguyên liệu đặc biệt - kết quả của hành trình hơn một thập kỷ tìm tòi, nghiên cứu của ông Lý Ngọc Minh. Các loại đất hiếm thiên nhiên được phối kết, đảm bảo sự lành tính, không chứa chất độc hại như chì, cadium, giảm nguy cơ tích tụ độc tố gây ung thư.

Sản phẩm tăng cường bức xạ hồng ngoại nên thực phẩm có thể chế biến theo nhiều cách thức mới: luộc, hấp không cần nước; chiên, nướng ở nhiệt độ thấp... mà vẫn chính nhanh, đều và sâu bên trong. Thức ăn sau khi chế biến có màu sắc đẹp, giữ nhiều dưỡng chất, thơm ngon, thuần khiết.

Bộ nồi năm 2018 là niềm tự hào, phiên bản mới 2020 lại càng được vị doanh nhân quan tâm dưỡng sinh chăm chút, bởi những cải tiến bên trong giúp hoàn thiện loạt ưu điểm vốn có, hỗ trợ người dùng tốt hơn.

Hình ảnh người đứng đầu Minh Long xắn tay vào bếp không còn lạ lẫm, đặc biệt là khi một sản phẩm mới được hoàn thiện khâu sản xuất, bước vào thử nghiệm. Ông nói mình luôn là "chuột bạch" đầu tiên của mọi sản phẩm. Có lần vừa xuống máy bay sau chuyến công tác năm 2018, nghe tin chiếc nồi dưỡng sinh đã hoàn thành, ông lập tức đến thẳng nhà xưởng, mang chiếc nồi đặt lên bếp nấu thử.

Lần tái xuất bộ nồi này cũng vậy, đưa đôi tay của người thợ lành nghề miết lên mặt men láng bóng, ông giới thiệu một mâm cơm chỉn chu với cơm trắng, cá kho, món xào, canh rong biển mà thành quả chỉ trong 20-30 phút nấu cùng bộ nồi sứ dưỡng sinh 4 món. Điểm đặc biệt là cả 4 món hoàn thành cùng lúc, không phải trên bếp ga hay hồng ngoại, mà ở trong lò nướng. Điều người đầu bếp cần làm, chỉ gói gọn trong việc sơ chế, tẩm ướp, cho nguyên liệu vào nồi, canh chỉnh nhiệt độ - thời gian của lò nướng. Nếu gia đình đông người, có thể chọn bộ nồi 6 món để làm phong phú thêm giờ cơm.

Ông Minh nhận ra mỗi khi tâm đắc với một món ăn, người ta thường thốt lên: "Ngon lành". Cái ngon của món ăn vốn dễ đạt đến, nhưng sự lành - vốn là yếu tố quan trọng nhất - lại vô tình bị bỏ quên. Bữa ăn thiếu đi cái lành, lâu dài sẽ trở thành mối họa cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia, giới trẻ ngày nay có thói quen dùng thức ăn nhanh, nhiều chất béo, ăn mặn, uống rượu bia, lười vận động nên bệnh tật ngày càng nhiều, tạo gánh nặng cho xã hội. Cùng với căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc, gia đình cũng góp phần gây nên các bệnh mạn tính không lây.

Bệnh mạn tính đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, năm 2017, cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả nguyên nhân, trong đó bệnh mạn tính chiếm tới 76% (411.600 ca). Ngoài ra, cứ 10 trường hợp tử vong thì có 7 ca do các bệnh không lây nhiễm, đứng đầu là tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), theo số liệu công bố tại Hội nghị Khoa học Y tế lần thứ 8 tại Việt Nam, ngày 25/10.

Một số bệnh mạn tính không có phương pháp điều trị tận gốc, trừ khi thay đổi lối sống. Bởi, cơ thể có khả năng tự chữa lành khi được cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa, quản lý và đẩy lùi các mối đe dọa từ bệnh mạn tính. Thay đổi lối sống bao gồm: uống đủ nước; vận động đều đặn mỗi ngày; ăn uống lành mạnh, nói không với đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, đường và muối cao, các chất phụ gia không đảm bảo an toàn, chế biến không đảm bảo vệ sinh; không hút thuốc lá, rượu bia, chất cấm...

Là minh chứng sống cho hành trình chiến thắng căn bệnh mất ngủ và trào ngược vốn kéo dài hàng chục năm, ông Lý Ngọc Minh bây giờ lên giường ngủ từ 21h. Khoảng 4h sáng thức dậy, chào ngày mới với vài động tác yoga và thực đơn nhiều rau xanh, ngũ cốc... Thấy sức khỏe thay đổi theo hướng tích cực lên mỗi ngày nhờ theo đuổi ẩm thực dưỡng sinh, ông đem phương pháp này giới thiệu đến bạn bè, người thân.

Nhưng nếu chỉ gói gọn trong vài chục người, ông chủ Minh Long vẫn cảm thấy không đành lòng. Thế nên, ông chọn cách hữu hình hóa thông điệp của mình, gửi đi trong chiếc nồi sứ. Vì sao chiếc nồi lại quan trọng với sức khỏe đến thế? Tục ngữ có câu: "Bệnh tòng khẩu nhập", tức việc ăn uống không cẩn thận sẽ dễ mang bệnh vào người. Ngày ăn ba bữa, nếu cứ nạp chất độc vào người, lâu dần sẽ không còn sức khỏe.

Chọn cách nấu đúng với nhiệt độ thấp, món ăn giữ được hương vị tự nhiên, bảo toàn dưỡng chất, không cần sử dụng quá nhiều gia vị mà vẫn có bữa cơm ngon, bổ. Quan trọng hơn, đồ sứ còn có đặc tính không tiết ra chất độc hại cho sức khỏe, vì lúc nấu không bị tương tác với thức ăn.

Chiếc nồi ra mắt tạo được một hiệu ứng nhất định, nhưng để tác động một cách mạnh mẽ hơn, hướng người dùng đến thói quen ăn uống lành mạnh, ông chủ Minh Long biết, mình cần phải làm nhiều hơn thế.

Khi được hỏi chiếc nồi vì đâu mà ra đời, người đứng đầu hãng gốm sứ Minh Long chỉ cười và bảo: "Duyên". Cái duyên ấy, hội tụ từ rất nhiều sự ngẫu nhiên lẫn nỗ lực trong suốt gần hai thập kỷ.

Những đêm trắng mất ngủ, ông Lý Ngọc Minh nghiền ngẫm sách. Kho tàng sách của ông có hàng trăm thể loại, mà sức khỏe là một trong những chủ đề được quan tâm nhất. Thuộc làu những cuốn sách, nói chuyện cùng bác sĩ, ông quyết tâm kiên trì với lối sống lành mạnh, ăn theo phương pháp dưỡng sinh: thực đơn nhiều rau xanh, ngũ cốc, hạn chế thịt, cá, gia vị...

Nhưng nguyên liệu dù tốt đến đâu mà phương pháp nấu không phù hợp thì dưỡng chất cũng hao hụt đi, sinh ra chất độc hại. Phương pháp nấu, chủ yếu gồm nhiệt độ, thời gian và dụng cụ. Thông thường, để món ăn chín nhanh, người đầu bếp phải sử dụng lửa lớn. Nhiệt từ bên ngoài tác động làm nóng thành nồi, đáy nồi rồi thức ăn. Sự tương tác trực tiếp với đáy nồi quá nóng, thời gian quá lâu có thể khiến thức ăn bị phá hủy cấu trúc, biến màu, mất hương vị tự nhiên, dưỡng chất không còn... Ngoài ra, thức ăn luôn có sẵn axit, muối có kiềm, trong quá trình gia nhiệt dễ tương tác với nồi kim loại sinh ra các chất gây hại.

Những đêm trắng mất ngủ, ông Lý Ngọc Minh nghiền ngẫm sách. Kho tàng sách của ông có hàng trăm thể loại, mà sức khỏe là một trong những chủ đề được quan tâm nhất. Thuộc làu những cuốn sách, nói chuyện cùng bác sĩ, ông quyết tâm kiên trì với lối sống lành mạnh, ăn theo phương pháp dưỡng sinh: thực đơn nhiều rau xanh, ngũ cốc, hạn chế thịt, cá, gia vị...

Nhưng nguyên liệu dù tốt đến đâu mà phương pháp nấu không phù hợp thì dưỡng chất cũng hao hụt đi, sinh ra chất độc hại. Phương pháp nấu, chủ yếu gồm nhiệt độ, thời gian và dụng cụ. Thông thường, để món ăn chín nhanh, người đầu bếp phải sử dụng lửa lớn. Nhiệt từ bên ngoài tác động làm nóng thành nồi, đáy nồi rồi thức ăn. Sự tương tác trực tiếp với đáy nồi quá nóng, thời gian quá lâu có thể khiến thức ăn bị phá hủy cấu trúc, biến màu, mất hương vị tự nhiên, dưỡng chất không còn... Ngoài ra, thức ăn luôn có sẵn axit, muối có kiềm, trong quá trình gia nhiệt dễ tương tác với nồi kim loại sinh ra các chất gây hại.

Trong quá trình nghiên cứu, ông Minh phát hiện việc tương tác giữa kim loại và thức ăn trong nhiệt độ cao sẽ sinh ra bọt, có mùi tanh hôi, làm nước đục (nước dùng không trong). Chưa kể đến việc nấu thời gian dài, thân nồi sẽ bị xâm thực bởi kim loại, kiềm và axit có sẵn trong thức ăn, tạo ra phản ứng hóa học khi gia nhiệt, làm gỉ, loang lổ hay thủng đáy nồi. Với các món nước, khi sức nóng truyền dẫn nhiệt quá lớn sẽ gây nên hiện tượng bong bóng nổi trên bề mặt. Bong bóng này nóng hơn 100 độ C, tạo thành hơi nước, nhanh chóng bốc hơi, khiến nồi nước mau cạn. Và sự quá nhiệt này sẽ làm hỏng cấu trúc thực phẩm, mất đi dưỡng chất và sinh độc.

Dùng lửa không khéo sẽ gây nên tình trạng chín không sâu, không đều. Vì thực phẩm chưa kịp chín tới bên trong nhưng nhiệt độ tăng cao đột ngột, khiến phần bên ngoài tiếp xúc với đáy nồi cháy khét hoặc quá nhiệt thay đổi cấu trúc thức ăn. Đơn cử như lúc làm chả giò, người đầu bếp thường phải xào nhân trước hoặc chiên hai lần để món ăn giòn ngoài vỏ và chín bên trong. Bởi thức ăn sẽ chín từ bên ngoài vào, nếu để chín đến bên trong thì bên ngoài sẽ cháy khét.

Hiểu được nguyên lý đó, nhưng tìm đâu ra một dụng cụ nấu nướng chín được trong ngoài cho như ý? Nếu không có sẵn, chi bằng mình bắt tay làm? Ngọn lửa về một chiếc nồi mơ ước bắt đầu âm ỷ cháy. Nghĩ về bức xạ hồng ngoại, một giải pháp khả thi khác đã lóe lên. Ý tưởng bắt đầu rõ nét hơn, mỗi lần ông Minh ngồi trong mâm cơm, hồi tưởng về ngày thơ ấu của mình, lúc còn mẹ. Vì mồ côi cha từ năm 7 tuổi, cậu bé Lý Ngọc Minh ban ngày đến trường, chiều về chăm em, làm việc nhà, tối đến lại phụ việc lò gốm sứ. Tuổi thơ với nhiều lo toan nhưng cũng đầy hạnh phúc, nhất là những ngày mưa rả rích ngoài khung cửa, mẹ bới cho bát cơm nóng, ăn cùng khúc cá kho thơm nức, rau xào, chén căng cả bụng mà vẫn thòm thèm. Bữa ăn mẹ chuẩn bị giản đơn nhưng luôn chú trọng dinh dưỡng và cân bằng, nếu ăn nhiều món cay, nóng sẽ có bình nước mát đặt cạnh. Đó là nền tảng để ông theo đuổi ẩm thực dưỡng sinh.

Thế nên ở khoảnh khắc đầu tiên, khi phác họa dáng hình của chiếc nồi sứ, mục tiêu của ông Lý Ngọc Minh chính là một chiếc nồi tạo được hương vị như món ăn tuổi thơ, nhưng làm sao để chiếc nồi an toàn với sức khỏe và bền chắc, mà không rạn men, không nổ men, không hút nước... Và chiếc nồi đó là chiếc nồi bằng gốm nấu được, chịu sốc nhiệt cao, không vỡ khi nấu.

Giấc mơ vẫn cứ bỏ ngỏ nơi đó, cho đến khi dự triển lãm nước ngoài, thấy chiếc nồi gốm chịu được sốc nhiệt 650 độ C, ông Minh mới tò mò tìm hiểu. Viện nghiên cứu nọ đưa ra mức phí 250.000 USD để được chuyển giao công nghệ, nguyên liệu lấy từ họ, doanh số bán ra phải trích lại 5-10%. Những yêu cầu trên khiến ông Minh lắc đầu vì không khả thi, nếu làm vậy thì sẽ bị lệ thuộc suốt đời nên ông đã trở về nhà với quyết tâm: phải tự làm cho bằng được.

Sau đó, chiếc nồi bằng gốm như mong muốn ra đời, chịu được sốc nhiệt 650 độ C. Nhưng để sử dụng lâu bền thì ông Minh hiểu rõ: sản phẩm bằng gốm ít nhiều sẽ thấm nước, hút nước, dẫn đến rạn men, bung men, sinh nấm mốc (là chất cực độc). Tuy nhiên, nồi bằng sứ thì độ sốc nhiệt lại kém, trên thế giới chưa có nồi sứ nào đạt độ sốc nhiệt quá 450 độ C.

Từ những trăn trở đó, câu chuyện về sứ dưỡng sinh Minh Long bắt đầu hình thành.

Hành trình làm ra chiếc nồi sứ kéo dài đến 14 năm, chỉnh sửa để ra phiên bản thứ hai mất ba năm, được ông Minh ví von như dựng một vở tuồng. Chiếc nồi sứ nhưng không được hút nước, bung men, rạn men, không sinh chất độc hại, khó bể... như một kịch bản với quá nhiều nút thắt, cao trào phức tạp. Kịch bản càng hay thì tuyển diễn viên lại càng khó, yêu cầu thành phẩm cao đòi hỏi quá trình chế tác công phu, mà vất vả nhất chính là tìm nguyên liệu.

"Vật chất vô cùng đa dạng, nói riêng cao lanh đã có hàng chục loại, rồi đất, đá, nhìn bên ngoài thì vậy đó chứ bên trong khác nhau hoàn toàn từ cấu trúc đến thành phần. Muốn lột tả khổ đau thì phải tìm diễn viên có nét bi, còn chọc cười khán giả bắt buộc bạn phải có khiếu hài hước. Cái nồi muốn cứng, chắc, chịu sốc nhiệt cao... đòi hỏi quá trình tìm kiếm đầy khổ cực. Nhưng tìm được rồi đâu phải cứ thế ráp vào xài ngay, phải xử lý, phối trộn, thử nghiệm từ ngày này sang tháng nọ, thế nên mới mất chục năm", ông Lý Ngọc Minh kể lại.

Để làm được sứ dưỡng sinh Minh Long thì nguyên liệu chế tạo là một hỗn hợp khoáng rất hiếm và đặc biệt, gồm hơn 10 loại đất, đá, khoáng sản khác nhau, tạo ra một phức hợp bên trong có cấu trúc vật chất đa dạng. Mỗi nguyên liệu sở hữu những tính năng đặc biệt, có loại dẻo, kết dính cao, có loại thì chống giãn nở cực tốt hay chống co rút, cũng có thành phần cấu trúc đan xen giúp liên kết bền chặt, đồng thời làm gia tăng tia hồng ngoại... Kể ra tưởng đơn giản nhưng thực tế để đem các ưu điểm của mỗi loại thống nhất thành một thể thì lại phức tạp vô cùng. "Về khoa học thì thuật toán cấu trúc là cả một ma trận biến hóa kỳ ảo", ông Minh nói.

Sau quá trình tập hợp và tìm được nguyên liệu quý hiếm là công đoạn phối hợp cho phù hợp tiêu chuẩn đề ra, rồi đến công đoạn tạo hình - thực hiện bởi hệ thống máy móc kỹ thuật cao, hiện đại để cho ra sản phẩm chuẩn xác, kích cỡ đồng đều, sắc sảo, đáp ứng tiêu chuẩn. Để đất hóa ngọc thì cần trải qua quá trình nung. Minh Long đã đầu tư lò nung của Đức với khả năng điều chỉnh nhiệt độ áp suất khí chính xác, nhờ đó mỗi chiếc nồi ra lò đều hoàn hảo từ kiểu dáng đến màu sắc, không bị bung men, rạn men, khó bể và sở hữu tính năng hồng ngoại độc đáo.

Nếu không xuất phát, chúng ta sẽ chỉ mãi đứng ở điểm khởi đầu. Ý tưởng có đó nhưng cứ ngại khó, dù hay đến đâu thì vẫn chỉ là một bản vẽ. Chính nhờ sự quyết tâm làm một chiếc nồi sứ, mà ông Lý Ngọc Minh mới phát hiện thêm những công năng độc đáo.

Đầu tiên, tiêu chí của ông là nồi nấu trên bếp làm sao không vỡ. Thế là đã hài lòng. Đem chiếc nồi đi "khoe" cùng nhiều đồng nghiệp ở các nước khác, họ mới đặt câu hỏi: "Có nấu được không nước?". Ông Minh không khẳng định, nhưng tự tính toán trong đầu và gật đầu nói: "Có thể".

Một động lực nữa cho việc thử nghiệm tính năng nấu không cần nước, chính là từ thói quen ăn uống của gia đình. Để cải thiện sức khỏe, ông Lý Ngọc Minh chọn phương pháp dưỡng sinh. Nhưng nếu luộc thông thường, không sử dụng gia vị thì rau củ dễ nhạt nhẽo. Còn luộc với nồi sứ dưỡng sinh, không cần nêm bột ngọt hay đường, vẫn thấy ngọt ngon, tiết giảm được sự phụ thuộc vào các loại gia vị.

Nấu thử chức năng luộc không cần nước rồi mang đi phân tích, ông thấy rằng hàm lượng dinh dưỡng cao gấp đôi so với luộc có nước. Bởi khi nấu nhiệt độ cao, vitamin bị hòa tan, bốc hơi bay đi, cấu trúc của thực phẩm cũng bị thay đổi.

Chính vì vậy sự khác biệt của nồi Minh Long là kín hoàn toàn, kể cả nắp cũng không có lỗ nào để thoát hơi. Dụng ý của người đứng đầu hãng gốm sứ này, chính là việc ngăn cản sự bốc hơi khi nấu nướng. Bởi bị bay hơi, chính là cái mùi, cái vị, khoáng chất có lợi sẽ theo ra ngoài hết. Món ăn càng thuần tự nhiên, tác dụng tích cực tới sức khỏe lại càng được tăng thêm. Từng phát hiện tình cờ dồn lại, ông Minh lại càng quyết tâm nâng cao khả năng luộc không nước, phổ cập nó đến với mọi người.

Chiên ở nhiệt độ thấp 135 độ C cũng là điều ngẫu nhiên mà người đứng đầu Minh Long phát hiện trong một lần thử nghiệm. So sánh với chiếc chảo thông thường, chiếc chả giò trên chảo sứ dưỡng sinh không hề cháy khét, không cần chiên 2 lần mà vẫn chín sâu. Thấy làm lạ, ông dùng nhiệt kế để đo, mới phát hiện khi chiên bằng chảo thông thường thì nhiệt độ lên đến 180 độ C, còn chảo sứ lại thấp hơn hẳn mà vẫn chín sâu bên trong, giòn rụm đến vài tiếng, vàng đều.

Ước mơ trở thành "quán quân" trong ngành, thế nên công năng đã ấn tượng rồi, phải đi kèm với vẻ ngoài độc nhất, màu sắc lạ mắt, sao cho "nhìn hoài không thấy chán". Những chiếc nồi trắng, vàng, đỏ, đen... có rất nhiều rồi, thế thì nồi sứ dưỡng sinh phải mang diện mạo như thế nào để không bị hòa lẫn? Tình cờ trong cuộc nói chuyện với người con trai, biết được màu xanh rêu đại diện cho môi trường trong lành, lại đặc biệt tốt cho việc tăng cường bức xạ hồng ngoại, ông Minh liền chọn sắc xanh này. Từng cái nhất tích hợp lại, trở thành một bộ nồi với nhiều cái nhất, cái hay. Tinh tuyển những vật liệu tốt nhất từ đất trời, nhào nặn dưới bàn tay và tâm huyết của một người nghệ nhân 50 năm gắn bó với từng thớ đất, dòng sứ dưỡng sinh trở thành món quà ý nghĩa cho sức khỏe.

Nồi sứ dưỡng sinh là một trong những cuộc cách mạng hướng tới sức khỏe cộng đồng của Minh Long trong những năm gần đây. Nói về tương lai, ông chủ hãng gốm sứ này không bao giờ dùng những con số lời lãi, cũng không nói rằng mình bán đôi đũa, bộ chén mà bán ra sự mong đợi, hạnh phúc. Bởi dụng cụ nấu nướng an toàn, bộ bàn ăn sạch sẽ, một ngày ba bữa lúc nào cũng được ngon miệng, khỏe mạnh, vốn tưởng giản dị nhưng lại hết sức quý giá.

Hành trình vẫn còn rất dài nhưng ông Lý Ngọc Minh và những người kế nhiệm luôn khẳng định sự kiên trì hiện thực hóa giấc mơ và chia sẻ đến mọi người.

Món ăn ngon và lành với nồi sứ dưỡng sinh Minh Long
 
 
Nội dung: Hoài Nhơn   |   Ảnh: Phương Phương   |   Video: Công Khang   |   Thiết kế: Tấn Nguyễn   |   Kỹ thuật: Thái Hiển
Nội dung: Hoài Nhơn
Ảnh: Phương Phương
Video: Công Khang
Thiết kế: Tấn Nguyễn
Kỹ thuật: Thái Hiển