VnExpress vừa phối hợp với Lazada Việt Nam thực hiện toạ đàm về chiến lược kinh doanh thương mại điện tử. Sự kiện thu hút hàng chục nghìn lượt theo dõi trên báo VnExpress và Fanpage VnExpress cùng hàng trăm câu hỏi cũng như bình luận tương tác gửi về chương trình.
Tham gia toạ đàm có bà Phạm Nguyễn Anh Thư- Quản lý Bộ phận Hỗ trợ Nhà bán hàng Lazada Việt Nam; ông Bùi Hải Nam- Tổng giám đốc và nhà sáng lập SoBanHang; ông Mai Thanh Thái- Giám đốc Kinh doanh đồng sáng lập Foodmap Asia và ông Bùi Đức Thiện- Nhà sáng lập thương hiệu Erosska và giảng viên Học viện Lazada.
Toạ đàm gồm hai phần: phần thứ nhất, các diễn giả cùng nhau chia sẻ và khái quát về "Chân dung người tiêu dùng năm 2021". Phần thứ hai là chia sẻ kinh nghiệm, cách bứt phá doanh thu cụ thể dành cho các nhà bán hàng - đây cũng là nội dung được trông đợi nhất.
TMĐT được đông đảo nhà bán hàng và người tiêu dùng lựa chọn
Mở đầu toạ đàm, bà Phạm Nguyễn Anh Thư chia sẻ về sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người Việt nửa năm qua. Theo đó, người dân đã làm quen với việc mua sắm trên các kênh online, đặc biệt là trên TMĐT. Đơn cử, trong quý II/2021, Lazada ghi nhận gấp đôi lượng truy cập mỗi ngày, gấp 2,5 lần số lượng người mua sắm và gấp 3 lần số lượng đơn hàng so với cùng kỳ năm ngoái. Việc hạn chế tụ tập nơi công cộng cùng sự đóng cửa của hàng loạt địa điểm giải trí đã tạo ra xu hướng giải trí tại nhà để giải tỏa căng thẳng, tăng sự lạc quan trong mùa dịch, đơn cử là xu hướng xem các chương trình livestream tăng cao.
"Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tiếp tục thúc đẩy làn sóng số hóa diễn ra tích cực nhằm khai thác hiệu quả nguồn doanh thu từ các kênh mua sắm trực tuyến, đặc biệt là nền tảng TMĐT", bà Thư cho hay.
Trong khi đó, theo ông Bùi Hải Nam, TMĐT Việt Nam năm vừa qua phát triển nhanh, chiếm khoảng 6% thị trường bán lẻ. CEO SoBanHang dự đoán, thời gian tới, TMĐT ở Việt Nam còn phải tăng nhanh hơn, "gần như là xu thế không thể chậm lại".
Đối với các nhà bán hàng, tệp khách hàng và nhu cầu mua sắm cũng có những thay đổi trước và trong dịch. Đơn cử với ngành hàng thời trang, ông Bùi Đức Thiện- nhà sáng lập thương hiệu Erosska cho biết, sự dịch chuyển về chi tiêu của khách hàng ngày càng rõ nét. Nếu trước đây, các mặt hàng bán chạy là cao gót hoặc giày thể thao thì trong giai đoạn này, khách hàng mua nhiều hơn các sản phẩm dép đế bằng, dép đi trong nhà, cho mình và người thân trong gia đình và gộp trong một đơn để tiết kiệm thời gian nhận hàng tận hưởng chi phí ưu đãi.
Đối với ngành hàng thực phẩm tươi sống, theo ông Mai Thanh Thái- Giám đốc Kinh doanh đồng sáng lập Foodmap Asia, đa phần khách hàng có xu hướng tích trữ thực phẩm dài ngày. Nhu cầu mua hàng có nhiều thay đổi và cân nhắc chọn lựa nhu yếu phẩm cần thiết với chất lượng ở mức phù hợp túi tiền. Do dó, FoodMap hiện đang thay đổi cơ cấu hàng hóa, tăng chính sách trợ giá tốt hơn. "Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp thì nghĩa vụ hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo cung ứng hàng hóa giá hợp lý cho người tiêu dùng được FoodMap đặt lên hàng đầu", ông Mai Thanh Thái nói.
Khái quát về xu hướng về nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nửa cuối năm 2021, đại diện Lazada- bà Anh Thư cho biết, nếu dịch cơ bản được khống chế và giảm căng thẳng, đồng thời lệnh giãn cách được tháo gỡ hoặc nới lỏng, việc mua sắm online được dự đoán sẽ dần phục hồi và đạt đỉnh trở lại vào những kỳ lễ hội mua sắm cuối năm. Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp lệnh giãn cách vẫn còn áp dụng và dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Xu hướng mua sắm vẫn sẽ nghiêng nhiều về nhu yếu phẩm và nhóm hàng chăm sóc sức khỏe.
'Công thức thành công' cho các nhà bán hàng trên TMĐT
Bước sang phần hai, các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, cách bứt phá doanh thu cho nhà bán hàng. Mở đầu phần này, bà Anh Thư liệt kê những rào cản cản mà các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các đơn vị kinh doanh nhỏ đang gặp phải khi kinh doanh chưa hiệu quả trên TMĐT; đồng thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ.
Theo bà Anh Thư, khi kinh doanh TMĐT, nhà bán hàng thường gặp phải nhiều thách thức về kiến thức, kỹ năng vận hành gian hàng, chưa bắt kịp xu hướng kinh doanh. Bên cạnh đó, xu hướng "chuyển đổi số" đang nở rộ, dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng cao. Với vai trò là một trong những sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam, để giúp các nhà bán, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi bán hàng trực tuyến, Lazada đã, đang và sẽ không ngừng tận dụng, khai thác tiềm lực về công nghệ và logistics.
"Nhờ đó, nhà bán hàng có thể giảm tải một phần vận hành, thay vào đó tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả, tồn kho và dịch vụ sau bán hàng tốt, giúp tiếp cận với người tiêu dùng nhiều hơn, tăng khách hàng thân thiết và tăng sức cạnh tranh", bà Thư nói.
Là người kinh doanh thành công trên sàn TMĐT, ông Bùi Đức Thiện- Nhà sáng lập thương hiệu Erosska có những chia sẻ cụ thể dành cho nhà bán hàng mới trên nền tảng này. "Đối với những người mới kinh doanh TMĐT, điều đầu tiên họ cần làm là thay đổi về tư duy bán hàng vì mỗi nền tảng và phương thức kinh doanh đều đòi hỏi những đặc trưng riêng", ông Thiện nhận định. Cũng theo ông, việc có đơn hàng đầu tiên trong vòng 30 ngày rất quan trọng với những người mới vì nó cho thấy sản phẩm và gian hàng của bạn thật sự tiềm năng.
Với FoodMap, Lazada là sàn TMĐT đầu tiên Foodmap lựa chọn. Lý do ông Thái đưa ra vì nền tảng chuyên nghiệp, minh bạch với công cụ bán hàng tối ưu. Ngoài ra, sàn TMĐT này còn có học viện riêng- nơi học tập, chia sẻ của mọi nhà bán hàng, với những buổi đào tạo chuyên nghiệp và nghiêm túc. Nhờ đó, người bán có thể cập nhập thêm nhiều kiến thức thực chiến hơn nữa, giúp ích nhiều trong việc gia tăng doanh số.
Với FoodMap, Lazada là trang TMĐT đầu tiên Foodmap lựa chọn. Lý do ông Thái đưa ra vì nền tảng chuyên nghiệp, minh bạch với công cụ bán hàng tối ưu. Ngoài ra, sàn TMĐT này còn có học viện riêng- nơi học tập, chia sẻ của mọi nhà bán hàng, với những buổi đào tạo chuyên nghiệp và nghiêm túc. Nhờ đó, người bán có thể cập nhập thêm nhiều kiến thức thực chiến hơn nữa, giúp ích nhiều trong việc gia tăng doanh số.
Giải đáp cho câu hỏi nhà bán hàng nên làm gì để khai thác tốt công nghệ có sẵn cũng như dữ liệu trên nền tảng để trở nên khác biệt và thu hút nhiều khách hàng, bà Anh Thư cho biết, để một gian hàng TMĐT thành công, đòi hỏi nhà bán hàng phải vận dụng rất nhiều yếu tố. Trước hết, chiến lược sản phẩm phải tốt, và đáp ứng nhu cầu luôn luôn thay đổi của người dùng. Sự nhanh nhạy nắm bắt xu hướng và cập nhật chiến lược sản phẩm là vô cùng quan trọng. Thứ hai, yếu tố sống còn của một gian hàng TMĐT chính là lượng truy cập. Nhà bán hàng có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại để hiệu chỉnh gian hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi đều đặn, sử dụng các công cụ được người mua săn đón. Ngoài những chương trình nội sàn, nhà bán hàng cũng cần chú ý đến việc thu hút truy cập ngoại sàn, kết hợp với các kênh truyền thông mạng xã hội.
Ông Nam cũng đồng tình với ý kiến này. Nếu là nhà bán hàng hiện đại, ông sẽ tích cực sử dụng công nghệ của sàn TMĐT để thu hút, chia sẻ sản phẩm với các mạng xã hội. Mặt khác, nhà bán hàng cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh truyền thống, không ngồi chờ khách hàng tìm đến mà hãy chủ động đi tìm khách hàng.
Toạ đàm dành thời gian cuối để trả lời các câu hỏi của độc giả gửi đến. Một trong những câu hỏi dành được nhiều sự chú ý từ các diễn giả là: để giữ chân khách hàng trên TMĐT, doanh nghiệp cần phải tập trung vào những vấn đề cốt lõi nào?
Trả lời câu hỏi này, các khách mời đều nhấn mạnh rằng các nhà bán hàng cần trang bị cho mình một tư duy kinh doanh đúng đắn, đầu tư vào chất lượng sản phẩm, quảng bá hình ảnh thương hiệu, vận hành tốt chăm sóc khách hàng và cuối cùng là tận dụng các tiềm lực công nghệ sẵn có của sàn để tăng tốc.
Bên cạnh đó, nhà bán hàng cũng nên tận dụng các chiến dịch khuyến mãi lớn trên các sàn TMĐT, điển hình như Lễ hội mua sắm 9.9 sắp tới của Lazada. Đây là dịp để nhà bán hàng bứt phá doanh thu bởi lượng truy cập khủng cũng như nhiều hoạt động mua sắm, tương tác với người dùng được đẩy mạnh. Với nhà bán hàng mới, đây là cơ hội lớn để tận dụng truy cập và các công cụ khuyến mãi để tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng đơn hàng.
Bà Anh Thư- đại diện Lazada cũng cho biết, trong bối cảnh Covid-19 tiếp tục kéo dài, lệnh giãn cách vẫn còn áp dụng, người dùng sẽ cân nhắc nhiều hơn đến việc chi tiêu, tuy nhiên, nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu vẫn rất cao. Do đó, nhà bán hàng nên yên tâm, duy trì những mặt hàng hiện đang là thế mạnh, nếu còn hàng tồn. Ngoài ra, nhà bán hàng cũng có thể cân nhắc mở rộng kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, đáp ứng các xu hướng mới của người dùng. Đặc biệt, người kinh doanh nên chủ động cập nhật thông tin hướng dẫn và chính sách mới từ sàn TMĐT để nắm bắt tình hình và thích ứng trước mỗi yêu cầu thay đổi.
An Nhiên