Tỉnh Nghệ An chuẩn bị kỷ niệm 50 năm chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968 - 31/10/2018). Từ năm 1965 khi quốc lộ 15A với chiều dài khoảng 200 km nối với quốc lộ 1A ở tỉnh Thanh Hóa và đi qua Nghệ An được chọn làm tuyến đường thay thế quốc lộ 1A để vận chuyển quân lương , đạn dược cho chiến trường miền Nam. Nhằm hủy diệt các nút giao thông trên tuyến đường này, Mỹ đã thực hiện hàng nghìn lượt ném bom. Truông Bồn - dãy đèo dốc dài khoảng 5 km ở huyện Đô Lương (Nghệ An) là điểm bị đánh phá ác liệt nhất. Để xe thông qua Truông Bồn, hàng nghìn Thanh niên xung phong Nghệ An được điều động tới đây làm nhiệm vụ san lấp hố bom.
Tỉnh Nghệ An chuẩn bị kỷ niệm 50 năm chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968 - 31/10/2018). Từ năm 1965 khi quốc lộ 15A với chiều dài khoảng 200 km nối với quốc lộ 1A ở tỉnh Thanh Hóa và đi qua Nghệ An được chọn làm tuyến đường thay thế quốc lộ 1A để vận chuyển quân lương , đạn dược cho chiến trường miền Nam. Nhằm hủy diệt các nút giao thông trên tuyến đường này, Mỹ đã thực hiện hàng nghìn lượt ném bom. Truông Bồn - dãy đèo dốc dài khoảng 5 km ở huyện Đô Lương (Nghệ An) là điểm bị đánh phá ác liệt nhất. Để xe thông qua Truông Bồn, hàng nghìn Thanh niên xung phong Nghệ An được điều động tới đây làm nhiệm vụ san lấp hố bom.
Bộ đội và Thanh niên xung phong họp bàn phương án bảo vệ Truông Bồn.
Nơi đây có ngày, máy bay Mỹ quần thảo hàng chục lần, tiếng bom không lúc nào ngớt. Nhiệm vụ của các Thanh niên xung phong là bất kể ngày hay đêm, hễ máy bay rút là lập tức mang cuốc, xẻng san cào lấp hố bom càng nhanh càng tốt để kịp xe thông qua.
Bộ đội và Thanh niên xung phong họp bàn phương án bảo vệ Truông Bồn.
Nơi đây có ngày, máy bay Mỹ quần thảo hàng chục lần, tiếng bom không lúc nào ngớt. Nhiệm vụ của các Thanh niên xung phong là bất kể ngày hay đêm, hễ máy bay rút là lập tức mang cuốc, xẻng san cào lấp hố bom càng nhanh càng tốt để kịp xe thông qua.
Đơn vị pháo 37 ly chiến đấu bảo vệ trọng điểm Truông Bồn.
Các nữ Thanh niên xung phong vót cọc tiêu chuẩn bị cắm để dẫn xe đi qua Truông Bồn.
Các thanh niên xung phong giúp bà con địa phương gặt lúa, cùng ăn cùng ở với bà con như người một nhà.
Các thanh niên xung phong giúp bà con địa phương gặt lúa, cùng ăn cùng ở với bà con như người một nhà.
Những lúc rảnh, các Thanh niên xung phong còn quây quần bên nhau học văn hóa.
Tháng 8/1968, phóng viên TTXVN Phùng Triệu trong lần đi qua Truông Bồn đã chụp được tấm hình duy nhất về Tiểu đội hai (Tiểu đội cảm tử), Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong Nghệ An đang san lấp hố bom.
Tuy nhiên, 31/10/1968 chỉ ít giờ trước khi thực hiện ném bom hạn chế miền Bắc, Mỹ ném 180 quả bom đã khiến 13/14 Thanh niên xung phòng của Tiểu đội cảm tử hy sinh. Người duy nhất sống sót là nữ Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông.
Tháng 8/1968, phóng viên TTXVN Phùng Triệu trong lần đi qua Truông Bồn đã chụp được tấm hình duy nhất về Tiểu đội hai (Tiểu đội cảm tử), Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong Nghệ An đang san lấp hố bom.
Tuy nhiên, 31/10/1968 chỉ ít giờ trước khi thực hiện ném bom hạn chế miền Bắc, Mỹ ném 180 quả bom đã khiến 13/14 Thanh niên xung phòng của Tiểu đội cảm tử hy sinh. Người duy nhất sống sót là nữ Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông.
Cắm tiêu đánh dấu chuẩn bị phá bom từ trường tại Truông Bồn năm 1968. Ông Nguyễn Tâm Cớn (79 tuổi) nguyên Đội trưởng phá bom ở Truông Bồn kể, để phá bom từ trường thì dũng sĩ chỉ mặc một quần đùi mà không mang theo thiết bị có kim loại trên người kể cả cúc làm bằng kim loại để tránh bị từ trường gây nổ bom.
"Việc phá bom đòi hỏi tập trung cao độ để không để xảy ra sai sót nhỏ. Từ tháng 2 đến 10/1968 đội phá bom 7 người chúng tôi đã phá được 400 quả bom, trong đó chủ yếu là bom từ trường mà không có ai bị hy sinh", ông Cớn kể.
Cắm tiêu đánh dấu chuẩn bị phá bom từ trường tại Truông Bồn năm 1968. Ông Nguyễn Tâm Cớn (79 tuổi) nguyên Đội trưởng phá bom ở Truông Bồn kể, để phá bom từ trường thì dũng sĩ chỉ mặc một quần đùi mà không mang theo thiết bị có kim loại trên người kể cả cúc làm bằng kim loại để tránh bị từ trường gây nổ bom.
"Việc phá bom đòi hỏi tập trung cao độ để không để xảy ra sai sót nhỏ. Từ tháng 2 đến 10/1968 đội phá bom 7 người chúng tôi đã phá được 400 quả bom, trong đó chủ yếu là bom từ trường mà không có ai bị hy sinh", ông Cớn kể.
Năm 1968, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đã tới thăm Truông Bồn.
Từ năm 1964 đến 1968, tuyến đường 15A hứng chịu hơn 18.930 quả bom các loại và hàng nghìn quả tên lửa, tàn phá 211 làng dọc tuyến đường. 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, công nhân ngành giao thông, dân quân tự vệ đã bị thương.
Năm 1968, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đã tới thăm Truông Bồn.
Từ năm 1964 đến 1968, tuyến đường 15A hứng chịu hơn 18.930 quả bom các loại và hàng nghìn quả tên lửa, tàn phá 211 làng dọc tuyến đường. 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, công nhân ngành giao thông, dân quân tự vệ đã bị thương.
Xe thồ mà Thanh niên xung phong sử dụng tại Truông Bồn đang được lưu giữ tại khu di tích.
Trích phim tài liệu về Truông Bồn. Nguồn: VTC1.
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng - Cựu tư lệnh Quân khu 4 kể về Truông Bồn. Video: Nguyễn Hải.
Nguyễn Hải
Ảnh tư liệu