![]() |
Tàu của Trung Quốc trên biển Đông. |
Xét trong bối cảnh có những tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải hiện nay trong khu vực, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa nhiều dầu lửa, chiến lược này của Trung Quốc được đánh giá là hợp lý. Hiện có 6 bên tuyên bố chủ quyền quần đảo này, gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Việc tham gia này đánh dấu một mốc quan trọng của sự nhất trí giữc các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á với người láng giềng Trung Quốc - nước có nền kinh tế tăng trưởng và hội nhập nhanh chóng những năm gần đây. Đây cũng là khoảng lặng trong một thời kỳ mà các nước ASEAN luôn phải cảnh giác trước tham vọng về lãnh thổ của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN được thông qua năm 1976. Theo đó, một Hội đồng cấp cao sẽ giải quyết tranh chấp của các bên, tuân theo những quy tắc ứng xử giữa các quốc gia trong khối. Từ khi hiệp ước có hiệu lực, Hội đồng chưa phải nhóm họp lần nào. |
Trung Quốc là nước đầu tiên ngoài khối công nhận và gia nhập Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN, quy định cách ứng xử giữa các quốc gia. Nguyên tắc quan trọng nhất của nó là loại bỏ việc sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.
Ông Abab cho biết Hiệp hội từng nhiều lần đề nghị Trung Quốc tham gia hiệp ước, nhưng "Bắc Kinh luôn khẳng định rằng một hiệp ước của ASEAN là để cho các nước ASEAN. Chúng tôi từng nghĩ rằng nếu thuyết phục được các nước khác, thì cuối cùng Trung Quốc cũng sẽ tham gia. Nhưng giờ đây họ lại là nước đầu tiên". Điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc muốn sát cánh cùng ASEAN theo những điều khoản của văn bản, phát ngôn viên hiệp hội bình luận.
![]() |
Đảo đá Vành Khăn, một trong những điểm nóng tranh chấp trên quần đảo Trường Sa. |
Lý giải về sự thay đổi này, Abab cho rằng đó là do Bắc Kinh muốn có một môi trường khu vưc thuận lợi để phát triển kinh tế, điều này không mâu thuẫn với những yêu cầu chiến lược của ASEAN. "Với hiệp hội, Trung Quốc là một láng giềng quan trọng về chính trị, an ninh và cả kinh tế".
Ifzal Ali, trưởng chuyên gia kinh tế Ngân hàng phát triển Á châu (ADB) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc. "Một đặc điểm nổi trội nhất của sự phát triển kinh tế khu vực này trong hai năm qua là sự xuất hiện của Trung Quốc, với tư cách là động lực tăng trưởng chính cho thương mại quốc tế", Ali nói.
![]() |
Quân nhân VNCH tại Trường Sa trước 1975. |
Ông cho biết hàng xuất khẩu từ các nước Đông, Đông Nam và Nam Á đã đổ về Trung Quốc với một "tỷ lệ đáng kinh ngạc" trong nửa đầu 2003. Trung Quốc đã "chiếm vị trí của Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của một số nền kinh tế Đông Á, như Hàn Quốc chẳng hạn".
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Wang Chungui Wang nói rằng tuyên bố quy tắc ứng xử biển đông ký năm ngoái đã tạo điều kiện xây dựng lòng tin đôi bên. Manila đã ký với Bắc Kinh thoả thuận khai thác chung dầu lửa trên một khu vực ở biển Đông. Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng chỉ vì khả năng quân sự của quốc đảo yếu tương đối yếu hơn so với các nước đồng tuyên bố chủ quyền Trường Sa khác, nên mới bắt tay với Trung Quốc.
(Theo IPS, AFP)