Giới chức thành phố thông báo kể từ năm 2022, các môn thi tốt nghiệp sẽ được chấm điểm theo thang 50, trong đó thể lực chiếm 20 điểm. Nhà chức trách cho biết việc bổ sung hai yếu tố này là một phần trong nỗ lực cải cách giáo dục tại khu vực này.
Quy định mới dẫn đến một cuộc tranh cãi trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều người lo ngại điều này sẽ gây bất công đối với học sinh có thị lực kém bẩm sinh, do di truyền hoặc gia đình thu nhập thấp, không đủ điều kiện phẫu thuật. Số khác cho rằng có những em nhỏ tăng cân không phải vì lười tập thể dục, mà đang phải sử dụng thuốc chữa bệnh.
Trước những thắc mắc của người dân, các cơ quan giáo dục địa phương giải thích động thái trên nhằm khuyến khích thanh thiếu niên tập thể dục nhiều hơn và chú ý bảo vệ thị lực bản thân. Cơ quan cũng đảm bảo người bị cận thị bẩm sinh hoặc béo phì do dùng thuốc sẽ được miễn xét duyệt tiêu chí này nếu có giấy chứng nhận y tế.
Tranh cãi nổ ra trong bối cảnh số lượng học sinh bị cận thị và thừa cân tăng nhanh thời gian gần đây. Vào năm 2019, Ủy ban Giáo dục Thành phố Bắc Kinh đã tổ chức các bài kiểm tra thể lực cho khoảng 52.000 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong thành phố kể từ ngày 15/10 đến 8/11. Thị lực sẽ được tính là điểm số quan trọng đối với các em, nhằm đánh giá chất lượng toàn diện. Các cơ sở giáo dục hệ cao hơn sẽ sử dụng kết quả này để xét tốt nghiệp.
Theo báo cáo do Bộ Giáo dục công bố vào tháng 12/2019, số lượng trẻ em, thanh thiếu niên béo phì và có thị lực kém tăng lên trong năm 2018. Tỷ lệ thừa cân ở học sinh lớp 4 và lớp 8 đã tăng lần lượt 1,9% và 2,2% so với năm 2015.
Béo phì ở trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch, bệnh nội tiết, chuyển hóa, bệnh lý hô hấp, cơ xương,... Một số nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì là chế độ ăn uống, tập thể dục không đầy đủ. Ngoài ra, nhiều trẻ tăng cân dễ dàng hơn bạn cùng trang lứa do thể trạng bẩm sinh.
Thục Linh (Theo Global Times)