Theo báo cáo của Financial Times, nhà sản xuất ô tô trụ sở tại Stuttgart cho biết sẽ không xây dựng nhà máy ở Trung Quốc, mặc dù cố gắng xuất xưởng đủ số lượng xe thể thao để đáp ứng nhu cầu tăng vọt từ châu Á vào cuối năm 2020.
Trung Quốc là thị trường lớn của Porsche, chiếm khoảng 40% lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Volkswagen Group (VW Group). 10 năm trước, thương hiệu này chưa bán đến 100.000 chiếc trên toàn cầu. Năm 2020, thương hiệu xe thể thao Đức bán 272.162 chiếc. Trong đó, 88.968 chiếc đến tay Trung Quốc, xếp sau là thị trường châu Âu với 80.892 xe và Mỹ là 57.294 chiếc.
Porsche không sản xuất tất cả các mẫu xe của mình ở Đức. Đơn cử như Cayenne sản xuất từ các nhà máy đa thương hiệu VW Group tại Bratislava, Slovakia. Trong quá khứ, công ty hợp tác với Valmet Automotive để sản xuất Cayenne và Boxster ở Phần Lan.
CEO Oliver Blume đủ thực dụng để nhận ra rằng xây dựng một nhà máy Porsche ở Trung Quốc là cần thiết nếu là một thị phần quan trọng trong doanh thu của tập đoàn. "Trong 10 năm nữa, tôi không biết", ông nói với Financial Times. "Việc xây dụng một nhà máy phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng đơn hàng cũng như các quy định ở mỗi quốc gia".
Để ra mắt chiếc sedan chạy điện Taycan, Porsche đầu tư 7,28 tỷ USD vào nhà máy Zuffenhausen để xây dựng dây chuyền lắp ráp chế tạo ôtô điện. Dây chuyền vận hành từ 2019, sau một năm đi vào hoạt động, hãng xe Đức đã rao 20.015 chiếc Taycan năm 2020.
Theo kế hoạch, Porsche sẽ sớm ra mắt Taycan Cross Turismo và một phiên bản chạy điện của Macan dự kiến triển khai vào cuối năm 2022.
Minh Vũ