Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc hôm 16/6 công bố loạt ảnh hoàn thiện bồi đắp bãi Chữ Thập do chính quyền nước này cung cấp. Trong ảnh là bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, sẽ hoàn tất dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam "trong những ngày tới" và chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc hôm 16/6 công bố loạt ảnh hoàn thiện bồi đắp bãi Chữ Thập do chính quyền nước này cung cấp. Trong ảnh là bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, sẽ hoàn tất dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam "trong những ngày tới" và chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo Backchina, tháng 7/2013, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh cải tạo phi pháp bãi Chữ Thập. Trước khi cải tạo, phần lớn bãi Chữ Thập chìm dưới nước. Chỉ có một vùng rất nhỏ (khoanh đỏ) nhô lên khỏi mặt nước và đó là căn cứ đồn trú trái phép của Trung Quốc.
Bãi Chữ Thập là rạn san hô hình bầu dục thuôn dài, chia làm hai khu, tây nam và đông bắc. Toàn bộ rạn san hô này rộng 7,8 km, dài 26 km, diện tích 108 km2. Ở giữa có hồ nước nông, sâu khoảng 14,6 m đến 40 m. Khi thủy triều lên, toàn bộ rạn san hô chìm xuống dưới nước khoảng một mét. Rạn san hô chính nằm ở góc tây nam, ước tính rộng 4 km2.
Theo Backchina, tháng 7/2013, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh cải tạo phi pháp bãi Chữ Thập. Trước khi cải tạo, phần lớn bãi Chữ Thập chìm dưới nước. Chỉ có một vùng rất nhỏ (khoanh đỏ) nhô lên khỏi mặt nước và đó là căn cứ đồn trú trái phép của Trung Quốc.
Bãi Chữ Thập là rạn san hô hình bầu dục thuôn dài, chia làm hai khu, tây nam và đông bắc. Toàn bộ rạn san hô này rộng 7,8 km, dài 26 km, diện tích 108 km2. Ở giữa có hồ nước nông, sâu khoảng 14,6 m đến 40 m. Khi thủy triều lên, toàn bộ rạn san hô chìm xuống dưới nước khoảng một mét. Rạn san hô chính nằm ở góc tây nam, ước tính rộng 4 km2.
Trong ảnh là căn cứ đồn trú của Trung Quốc trên bãi Chữ Thập.
Sohu cho biết, Hải quân Trung Quốc lần lượt xây dựng một đài quan trắc trên bãi Chữ Thập, một bãi đáp trực thăng và vườn rau rộng 500 m2, phục vụ cho hơn 2.000 quân đồn trú. Ngoài ra, phía đông bãi Chữ Thập, Trung Quốc cũng cho đào và xây dựng một bến cảng, làm nơi neo đậu cho tàu chở dầu và tàu hải quân. Trung Quốc coi bãi đá này nằm ở "vị trí chiến lược" ở Biển Đông.
Trong ảnh là căn cứ đồn trú của Trung Quốc trên bãi Chữ Thập.
Sohu cho biết, Hải quân Trung Quốc lần lượt xây dựng một đài quan trắc trên bãi Chữ Thập, một bãi đáp trực thăng và vườn rau rộng 500 m2, phục vụ cho hơn 2.000 quân đồn trú. Ngoài ra, phía đông bãi Chữ Thập, Trung Quốc cũng cho đào và xây dựng một bến cảng, làm nơi neo đậu cho tàu chở dầu và tàu hải quân. Trung Quốc coi bãi đá này nằm ở "vị trí chiến lược" ở Biển Đông.
Ảnh chụp radar khẩu độ tổng hợp (SAR) bãi Chữ Thập ngày 30/5 do diễn đàn nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc đưa ra.
SAR là một kỹ thuật cho phép thu ảnh với độ phân giải cao từ một anten nhỏ, tái hiện hình ảnh 2D hoặc 3D của đối tượng chụp.
Ảnh chụp radar khẩu độ tổng hợp (SAR) bãi Chữ Thập ngày 30/5 do diễn đàn nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc đưa ra.
SAR là một kỹ thuật cho phép thu ảnh với độ phân giải cao từ một anten nhỏ, tái hiện hình ảnh 2D hoặc 3D của đối tượng chụp.
Ảnh SAR đá Chữ Thập ngày 10/6.
Đường màu vàng bao phủ quanh phần đá cải tạo dài 12.849 m, diện tích cải tạo rộng 2,79 km2.
Ảnh SAR đá Chữ Thập ngày 10/6.
Đường màu vàng bao phủ quanh phần đá cải tạo dài 12.849 m, diện tích cải tạo rộng 2,79 km2.
Ảnh SAR chụp ngày 10/6. Đường màu vàng chỉ độ dài đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập, có chiều dài 3.139 m.
Ảnh SAR chụp ngày 10/6. Đường màu vàng chỉ độ dài đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập, có chiều dài 3.139 m.
Bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong nhìn từ trên cao.
Hồng Hạnh (Ảnh: Xinhua)