Ra đời trong bối cảnh những quần thần cũ của nhà Lê phần lớn vì “nhớ vua cũ” đã ra sức chống lại hoặc đi ở ẩn, nhà Mạc chỉ được một bộ phận nhỏ quan nhà Lê (56 tiến sĩ đỗ thời Lê sơ) ở lại phụng sự. Vì thế ngay từ những ngày đầu, nhà Mạc đã chú trọng việc đào tạo và tuyển dụng lớp sĩ phu mới trung thành để bổ sung vào bộ máy quản lý nhà nước.
Theo Lịch sử Việt Nam, suốt 65 năm tồn tại, nhà Mạc tổ chức 22 kỳ khoa cử với chu kỳ ba năm một lần, lấy 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên. Khoa thi đầu tiên được tổ chức năm 1529, dưới thời vua Mạc Đăng Dung và khoa thi cuối cùng được tổ chức năm 1592 dưới triều vua Mạc Mậu Hợp.
Khoa cử triều Mạc đã đào tạo nên đội ngũ quan lại cho bộ máy nhà nước, trong đó có không ít người tài năng và danh vọng lớn, như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hà Nhậm Đại, Hoàng Sĩ Khải… Ngoài ra, khoa cử còn tạo nên một tầng lớp nho sĩ đông đảo ở các làng xã.
Câu 5: Hành động nào trong lĩnh vực ngoại giao của nhà Mạc khiến các sử gia trong suốt tiến trình lịch sử tranh cãi gay gắt?
a. Xin hàng, cắt đất cho nhà Minh