Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng cháu và bề tôi vào cửa ải, dâng biểu xin hàng nhà Minh và xin cắt nhượng đất ở hai châu Như Tích, Chiêm Lãng cùng bốn động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát cho nhà Minh.
Hành động này của nhà Mạc bị nhiều sử gia lên án vì cho rằng làm mất thể diện của nước Đại Việt. Tuy nhiên, cũng có người nhận định bối cảnh lúc bấy giờ việc làm này là đúng đắn, thể hiện sự khôn khéo trong ngoại giao.
Trong một sự kiện do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức năm 2016, PGS.TS Trần Thị Vinh (Viện sử học) nhận định, ngoại giao với nhà Minh dưới thời Mạc là vấn đề nan giải nhất của các nhà nghiên cứu lịch sử.
Chính sử nhà Lê sau này ghi chép chuyện vua Mạc Đăng Dung xin hàng, dâng đất cho nhà Minh, nhưng chính sử nhà Minh ghi nhận rằng Mạc Đăng Dung đã dâng những tên đất không có thực, hoặc là đất vốn có của họ chứ không phải đất của Đại Việt. Như vậy, trên thực tế, nhà Mạc chỉ trả lại những phần đất khống ấy.
Từ năm 1990, nhà sử học Trần Quốc Vượng qua nghiên cứu đã kết luận rằng sự thần phục của nhà Mạc khi ấy là thần phục giả vờ để có được sự độc lập thực sự cho đất nước.
Câu 6: Nhà Mạc có thời kỳ tồn tại song song với nhà Lê trung hưng. Thời kỳ này được gọi là gì?