Khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, lập nên nhà Mạc, một số cựu thần nhà Lê đã nổi dậy nhưng nhanh chóng bị đánh bại. Duy nhất có Nguyễn Kim đã chiến thắng được vương triều nhà Mạc.
Đầu năm 1529, khi nhà Mạc đang nắm quyền, Nguyễn Kim đem con em sang lánh ở đất Ai Lao. Được sự giúp đỡ của chúa nước này, Nguyễn Kim nuôi sĩ tốt, ngầm tìm con cháu họ Lê để mưu khôi phục.
Cuối năm 1533, trên đất Sầm Nưa thuộc Ai Lao, Nguyễn Kim cùng bề tôi cựu triều đã tôn phò Lê Duy Ninh, con của vua Lê Chiêu Tông, lên làm vua, lấy hiệu là Trang Tông.
Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Khi Đăng Dung cướp ngôi, tiếm hiệu, vua tránh về Thanh Hóa, thái sư Hưng quốc công Nguyễn Kim sai người dò tìm đón vua sang Ai Lao tôn lập”. Như vậy, đến năm 1533, sự nghiệp nhà Lê được gây dựng lại. Mảnh đất Thanh - Nghệ trở thành địa bàn của công cuộc khôi phục.
Cuộc chiến Nam - Bắc triều, hay còn gọi là nội chiến Lê - Mạc, diễn ra ngay sau đó. Đến năm 1592, nhà Mạc dưới thời vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê - Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại, kết thúc sự tồn tại chính thức của nhà Mạc.
Từ năm 1533 đến khi kết thúc nhà Mạc năm 1592 trong lịch sử Việt Nam được gọi là thời kỳ Nam - Bắc triều. Nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực lấy danh nghĩa gây dựng nhà Lê.
Câu 7: Sau khi bị đánh bại năm 1592, một số hậu duệ nhà Mạc tiếp tục chống lại nhà Lê trung hưng đến tận năm 1677. Địa bàn của họ nằm ở khu vực nào?