Ha Long Bay, hoàn thành năm 2017 của họa sĩ Trần Lưu Hậu (1928-2020), là một trong tác phẩm ở triển lãm Khoảnh khắc mùa thu.
Ha Long Bay, hoàn thành năm 2017 của họa sĩ Trần Lưu Hậu (1928-2020), là một trong tác phẩm ở triển lãm Khoảnh khắc mùa thu.
Bức tĩnh vật của nghệ sĩ Trần Lưu Hậu. Ông sinh năm 1928, theo học Học viện Hàn lâm quốc gia Mỹ thuật Surikov ở Nga. Ông từng giảng dạy ở Đại học Mỹ thuật Việt Nam và công tác tại Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Bức tĩnh vật của nghệ sĩ Trần Lưu Hậu. Ông sinh năm 1928, theo học Học viện Hàn lâm quốc gia Mỹ thuật Surikov ở Nga. Ông từng giảng dạy ở Đại học Mỹ thuật Việt Nam và công tác tại Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Bức tự họa của nghệ sĩ Trần Lưu Hậu, thực hiện năm 2006. Tranh của họa sĩ nằm trong bộ sưu tập cá nhân của những người yêu nghệ thuật, trong kho tranh của các nhà đấu giá quốc tế như Sotheby’s, Christie's và phòng tranh, bảo tàng mỹ thuật nhiều nước.
Bức tự họa của nghệ sĩ Trần Lưu Hậu, thực hiện năm 2006. Tranh của họa sĩ nằm trong bộ sưu tập cá nhân của những người yêu nghệ thuật, trong kho tranh của các nhà đấu giá quốc tế như Sotheby’s, Christie's và phòng tranh, bảo tàng mỹ thuật nhiều nước.
Một số bức chủ đề năm âm lịch của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016) được trưng bày, trong đó có Canh Thìn, thực hiện năm 2000.
Một số bức chủ đề năm âm lịch của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016) được trưng bày, trong đó có Canh Thìn, thực hiện năm 2000.
Bức Bằng lăng tím của họa sĩ Đỗ Xuân Doãn (1937 - 2015), hoàn thành năm 2001.
Bức Hợi, hoàn thành năm 1994. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm có nhiều thể nghiệm, tìm tòi chất liệu sơn mài, tạo bước tiến cho sự phát triển sơn mài truyền thống nước nhà. Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt một năm 1996. Bức Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2017, hiện trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Bức Hợi, hoàn thành năm 1994. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm có nhiều thể nghiệm, tìm tòi chất liệu sơn mài, tạo bước tiến cho sự phát triển sơn mài truyền thống nước nhà. Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt một năm 1996. Bức Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2017, hiện trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Khung cảnh sông Tam Bạc trong tranh Đỗ Xuân Doãn. Ông là học trò của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Tranh sơn mài của Đỗ Xuân Doãn gắn bó với hình ảnh thiên nhiên và con người Hà Nội.
Khung cảnh sông Tam Bạc trong tranh Đỗ Xuân Doãn. Ông là học trò của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Tranh sơn mài của Đỗ Xuân Doãn gắn bó với hình ảnh thiên nhiên và con người Hà Nội.
Bức Thiếu nữ và sen, họa sĩ Đỗ Xuân Doãn thực hiện năm 2000.
Nhà sưu tầm sở hữu nhiều bức của Lê Võ Tuân, họa sĩ sinh năm 1981, quê Quảng Bình, trong đó có bức Suy ngẫm, hoàn thành năm 2016.
Nhà sưu tầm sở hữu nhiều bức của Lê Võ Tuân, họa sĩ sinh năm 1981, quê Quảng Bình, trong đó có bức Suy ngẫm, hoàn thành năm 2016.
Bức Tiệc buồn (2007) của Lê Võ Tuân. Anh từng tổ chức triển lãm cá nhân tại Mỹ và có tranh được trưng bày trong các cuộc triển lãm tại Pháp, Đức, Canada, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia.
Bức Tiệc buồn (2007) của Lê Võ Tuân. Anh từng tổ chức triển lãm cá nhân tại Mỹ và có tranh được trưng bày trong các cuộc triển lãm tại Pháp, Đức, Canada, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia.
Doanh nhân Phan Minh Thông tại khai mạc triển lãm Khoảnh khắc mùa thu ở TP HCM, ngày 29/11.
Ông Thông cho biết hơn 10 năm chơi tranh, bộ sưu tập của ông hiện gồm khoảng 700 bức, được lưu giữ ở nhiều nơi, trong đó có phòng tranh rộng 3.600 mét vuông.
Doanh nhân Phan Minh Thông tại khai mạc triển lãm Khoảnh khắc mùa thu ở TP HCM, ngày 29/11.
Ông Thông cho biết hơn 10 năm chơi tranh, bộ sưu tập của ông hiện gồm khoảng 700 bức, được lưu giữ ở nhiều nơi, trong đó có phòng tranh rộng 3.600 mét vuông.
Ông Phan Minh Thông và khách dự triển lãm, trong đó có đạo diễn kiêm nhà sưu tập tranh Xuân Phượng (giữa), họa sĩ Lê Võ Tuân. Nghệ sĩ Xuân Phượng năm nay 95 tuổi, bà sưu tầm từ thập niên 1980, thành lập gallery Lotus ở TP HCM. Ngoài làm phim, bà viết sách, tháng 9, nghệ sĩ ra mắt cuốn Khắc đi khắc đến, về những ngày đầu ra đời phòng tranh Lotus, những chuyến đi nước ngoài tổ chức triển lãm, bán tranh giới thiệu hội họa trong nước ra thế giới.
Ông Phan Minh Thông và khách dự triển lãm, trong đó có đạo diễn kiêm nhà sưu tập tranh Xuân Phượng (giữa), họa sĩ Lê Võ Tuân. Nghệ sĩ Xuân Phượng năm nay 95 tuổi, bà sưu tầm từ thập niên 1980, thành lập gallery Lotus ở TP HCM. Ngoài làm phim, bà viết sách, tháng 9, nghệ sĩ ra mắt cuốn Khắc đi khắc đến, về những ngày đầu ra đời phòng tranh Lotus, những chuyến đi nước ngoài tổ chức triển lãm, bán tranh giới thiệu hội họa trong nước ra thế giới.
Nghinh Xuân
Ảnh: Nhà sưu tập cung cấp