Triển lãm ảnh Lửa thiêng rực sáng sử vàng được Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM và Ban văn hóa Phật giáo thành phố tổ chức tối 26/5 tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10). Tại đây, nhiều ảnh tư liệu, hiện vật kỷ niệm 60 năm ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức cùng một số phật tử tự thiêu để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo được trưng bày.
Các phật tử xem ảnh trong buổi triển lãm kể về các hoạt động xoay quanh câu chuyện vị Bồ tát tự thiêu năm 1963.
Triển lãm ảnh Lửa thiêng rực sáng sử vàng được Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM và Ban văn hóa Phật giáo thành phố tổ chức tối 26/5 tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10). Tại đây, nhiều ảnh tư liệu, hiện vật kỷ niệm 60 năm ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức cùng một số phật tử tự thiêu để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo được trưng bày.
Các phật tử xem ảnh trong buổi triển lãm kể về các hoạt động xoay quanh câu chuyện vị Bồ tát tự thiêu năm 1963.
Tượng sáp Hoà thượng Thích Quảng Đức trưng bày tại triển lãm mô phỏng lúc ông viết Lời nguyện tâm huyết trước khi tự thiêu.
Tượng sáp Hoà thượng Thích Quảng Đức trưng bày tại triển lãm mô phỏng lúc ông viết Lời nguyện tâm huyết trước khi tự thiêu.
Hòa thượng Thích Quảng Đức, tên khai sinh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897. Vào ngày 11/6/1963, ông đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám) ở Sài Gòn, nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân, phật tử.
Những bức ảnh chụp lúc hòa thượng tự thiêu đã nhanh chóng gây tiếng vang khắp thế giới, góp phần kết thúc đàn áp Phật giáo và kết thúc chiến tranh tại Việt Nam.
Hòa thượng Thích Quảng Đức, tên khai sinh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897. Vào ngày 11/6/1963, ông đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám) ở Sài Gòn, nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân, phật tử.
Những bức ảnh chụp lúc hòa thượng tự thiêu đã nhanh chóng gây tiếng vang khắp thế giới, góp phần kết thúc đàn áp Phật giáo và kết thúc chiến tranh tại Việt Nam.
Tăng ni khóc sau khi Hoà thượng Thích Quảng Đức qua đời.
Thi thể của ông được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ. Theo nhiều nhân chứng, sau khi nhục thân biến thành tro thì quả tim hoà thượng vẫn còn, trở thành một khối rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn một cách lạ thường.
Tăng ni khóc sau khi Hoà thượng Thích Quảng Đức qua đời.
Thi thể của ông được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ. Theo nhiều nhân chứng, sau khi nhục thân biến thành tro thì quả tim hoà thượng vẫn còn, trở thành một khối rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn một cách lạ thường.
Ảnh chụp tư liệu "trái tim bất diệt" của Bồ tát Thích Quảng Đức được trưng bày tại triển lãm. Xá lợi trái tim của hòa thượng được đặt tại bảo tháp Việt Nam Quốc Tự.
Ảnh chụp tư liệu "trái tim bất diệt" của Bồ tát Thích Quảng Đức được trưng bày tại triển lãm. Xá lợi trái tim của hòa thượng được đặt tại bảo tháp Việt Nam Quốc Tự.
Những phát biểu, tuyên ngôn của Phật giáo lý giải xoay quanh hành động tự thiêu của hòa thượng: "Chúng tôi nguyện đem xương máu, trang trải cho Phật pháp, và nếu chết là chết như cái chết của chân lý trước bạo lực chứ không phải bạo lực này chết vì kém bạo lực khác". Cùng với Hoà thượng Thích Quảng Đức, nhiều phật tử khác cũng tự thiêu để giữ gìn đạo pháp.
Những phát biểu, tuyên ngôn của Phật giáo lý giải xoay quanh hành động tự thiêu của hòa thượng: "Chúng tôi nguyện đem xương máu, trang trải cho Phật pháp, và nếu chết là chết như cái chết của chân lý trước bạo lực chứ không phải bạo lực này chết vì kém bạo lực khác". Cùng với Hoà thượng Thích Quảng Đức, nhiều phật tử khác cũng tự thiêu để giữ gìn đạo pháp.
Nhiều phật tử tham quan triển lãm xúc động khi thấy di ảnh của cố hoà thượng. Bà Nguyễn Thị Yến (bìa trái) nhà ở quận 12 đến Việt Nam Quốc Tự trong ngày Phật đản, bà nói: "Mẹ tôi đưa tượng thầy Thích Quảng Đức về thờ. Bà kể những câu chuyện về thầy năm 1963 hy sinh để bảo vệ công lý, đạo pháp. Từ đó tôi theo Phật. Nay gặp được tượng thầy ở chùa, tôi xúc động như gặp người đang hiện diện trước mình".
Nhiều phật tử tham quan triển lãm xúc động khi thấy di ảnh của cố hoà thượng. Bà Nguyễn Thị Yến (bìa trái) nhà ở quận 12 đến Việt Nam Quốc Tự trong ngày Phật đản, bà nói: "Mẹ tôi đưa tượng thầy Thích Quảng Đức về thờ. Bà kể những câu chuyện về thầy năm 1963 hy sinh để bảo vệ công lý, đạo pháp. Từ đó tôi theo Phật. Nay gặp được tượng thầy ở chùa, tôi xúc động như gặp người đang hiện diện trước mình".
Tại khuôn viên ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám (quận 3), tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức được trang trí cờ, hoa trong mùa Phật đản.
Tại khuôn viên ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám (quận 3), tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức được trang trí cờ, hoa trong mùa Phật đản.
Thầy Thích Thiện Ân, Trưởng ban văn hoá quận 3 cho biết đã chuẩn bị đèn hoa, treo cờ gần 2 tuần nay để chào mừng Phật đản và kỷ niệm ngày mất (11/6) của hòa thượng Thích Quảng Đức.
Thầy Thích Thiện Ân, Trưởng ban văn hoá quận 3 cho biết đã chuẩn bị đèn hoa, treo cờ gần 2 tuần nay để chào mừng Phật đản và kỷ niệm ngày mất (11/6) của hòa thượng Thích Quảng Đức.
"Nhà tôi gần đây nên thỉnh thoảng có dịp là tôi ghé ngang thắp nhang cầu nguyện bình an", bà Phạm Thị Bình (63 tuổi), nói.
"Nhà tôi gần đây nên thỉnh thoảng có dịp là tôi ghé ngang thắp nhang cầu nguyện bình an", bà Phạm Thị Bình (63 tuổi), nói.
Thanh Tùng