Thảm họa rơi máy bay ở Đài Loan của TransAsia Airways lấy đi sinh mạng của 31 người. Tại địa điểm xảy ra tai nạn sau đó không lâu, một số ít du khách đã lấy nơi đây làm "nền" và chụp ảnh. Những hình ảnh được phát tán nhanh chóng và đem lại sự giận giữ của nhiều người. Họ cho rằng những du khách kia quá bàng quan trước nỗi đau của thân nhân những người thiệt mạng.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra tại Pháp, nơi diễn ra vụ thảm sát báo Charlie Hebdo. Không ít du khách sau đó đã tới đây và chụp ảnh "tự sướng". Những hành động trên được nhiều người đánh giá là vô ích và phản cảm.
Tháng 12/2014, một kẻ khủng bố đã bắt cóc 18 con tin tại quán cà phê ở Sydney, dẫn đến 3 người bị thiệt mạng. Sau sự kiện kinh hoàng đó, du khách đổ về nơi xảy ra vụ thảm sát và chụp ảnh. Những hình ảnh này cũng không nhận được sự cảm thông từ mọi người.
Giáo sư Mark Griffiths của đại học Nottingham Trent lý giải vể những lý do mà du khách thích đến những nơi rùng rợn. Một trong số đó là việc muốn trở thành một phần nào đó của lịch sử. Ngoài ra, con người ta cũng luôn có xu hướng thích đổ xô về nơi có thể chứng kiến cái chết - như ngày xưa mọi người thường đến xem chém đầu công khai.
Một số người lại đưa ra biện luận trái chiều, họ cho rằng những vị khách này đơn giản chỉ đang tham gia vào một kiểu du lịch có tên là Dark Tourism (tạm dịch là du lịch tưởng nhớ) - loại hình du lịch chuyên đến những nơi từng xảy ra chết chóc, thảm họa và bi kịch.
Những điểm selfie dễ gây tranh cãi
Anh Minh (theo MailOnline)