Đại biểu Nguyễn Tài Lương: "Cần ưu tiên miễn thuế đối với nhà sản xuất đầu tư nhập khẩu các công nghệ mới" |
Theo đại biểu Phan Trung Lý, cần phân biệt rạch ròi giữa nộp thuế (nghĩa vụ) và việc doanh nghiệp tài trợ cho giáo dục, y tế, văn hóa (tự nguyện). “Để khuyến khích doanh nghiệp làm từ thiện, cần miễn đánh thuế phần thu nhập mà doanh nghiệp dành cho hoạt động này”. Tuy nhiên, ông Lý cho rằng cần quy định một tỷ lệ nhất định chi tài trợ, không thể chung chung như trong dự thảo luật. Bởi có thể doanh nghiệp sẽ kê khai "man" nhằm né thuế.
Các đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn, Nguyễn Ngọc Trân cũng đồng tình với quy định miễn phần thu nhập dành cho tài trợ y tế, giáo dục, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Ông Ngoạn đề nghị bổ sung thêm khoản “tài trợ nhân đạo” vào mục miễn thuế, và lý giải, công tác này đang cần rất nhiều tiền và cần khuyến khích doanh nghiệp tham gia.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan: "Luật chưa thể bao quát hết hành vi vi phạm về thuế". |
Không tán thành với quan điểm này, đại biểu Phan Anh Minh nói: “Toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp cần phải nộp đủ thuế 28%, sau đó muốn tài trợ cho các hoạt động xã hội bao nhiêu là tuỳ ở doanh nghiệp”. Sau khi kể lại các bất cập của việc hoàn thuế VAT, ông Phan Anh Minh cũng cho rằng rất dễ xảy ra tình trạng “treo mỡ trước miệng mèo” khi cho doanh nghiệp được khấu trừ thuế với các khoản tài trợ.
Một vấn đề khác được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là có nên sửa lại Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng theo hướng giao cho Ủy ban Thường vụ quy định chi tiết các loại thuế suất. Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân cho rằng không nên vì Chính phủ đã quen với công việc này. Còn với những vấn đề phát sinh lớn, Quốc hội vẫn còn khả năng họp bất thường. Ngược lại, đại biểu Phan Trung Lý lại cho rằng thẩm quyền của Quốc hội là ban hành luật và sửa luật, không thể giao công tác này cho Chính phủ.
Thanh Xuân