Vào thời điểm phát minh, Allyn B. Hazard là một kỹ sư phát triển trong bộ phận nghiên cứu tên lửa của NASA tại California. Trang phục du hành vũ trụ lúc này có thiết kế cồng kềnh, dường như khiến người mặc khó vận động và nó không phải dự án chính thức của NASA.
Đối với Hazara, dự án này không chỉ là một ý tưởng lớn hay đơn thuần là sự tưởng tượng của ông. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông đã nhận được sự chú ý nhất định. Ngày 27/4/1962, Hazard và bộ đồ du hành xuất hiện trên bia tạp chí Life.
Các tài liệu về thiết kế này không nhiều, do đó không ai thực sự biết rằng Hazard đã tạo ra bao nhiêu mẫu, vật liệu chính xác mà ông sử dụng và gì và liệu nó có thể giúp phi hành gia trên Mặt Trăng sống sót hay không. Thậm chí, những con số ở mặt trước của bộ đồ cũng là một bí ẩn.
Dù không nhận được sự quan tâm của NASA, một nhóm sinh viên của Đại học California, Los Angeles do giáo sư John Lyman dẫn đầu đã tìm hiểu về nó. Nghiên cứu của họ được đăng trên tạp chí Post-Standard Sunday, chỉ ra 6 vấn đề cần được xử lý trước khi trang phục du hành có thể sẵn sàng cho các chuyến bay không gian.
Theo họ, vì trên Mặt Trăng không có không khí, nó cần có bộ phận lưu trữ oxy ít nhất 10 ngày. Vì nhiệt độ thay đổi, trang phục đồng thời phải có bộ phận điều chỉnh và cách nhiệt, đồng thời bảo vệ người mặc trước tác động của bức xạ và ngăn ngừa hiện tượng mất độ ẩm. Áo du hành cần có tính linh động, phù hợp với môi trường bao phủ dưới lớp bụi dày và áp suất khí quyển trên Mặt Trăng. Để đảm bảo nhu cầu của phi hành gia, nó cũng cần được trang bị bộ phận túi đựng thức ăn bên trong.
Ngày 20/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 rời địa cầu để thực hiện cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên của con người. Trang phục của phi hành gia gọn nhẹ hơn so với thiết kế của Hazard và không có anten trên mũ.
Anh Hoàng (Theo Business Insider)