Đọc qua chuỗi series về nhà đất tôi nhận ra có các dạng tính cách phổ biến như sau:
Thứ nhất, confirmation bias nghĩa là chúng ta tin những thứ chúng ta muốn tin. Chúng ta tìm các ví dụ thành công của cò đất đem lên, nhưng bỏ qua hàng ngàn ví dụ thất bại.
Họ luôn nhìn vào cò đất lúc chốt đơn nhưng không nhìn được chặng đường họ đã đi qua. Mọi người luôn có xu hướng hạ thấp nỗ lực của người khác và đề cao khó khăn của bản thân - một hiện tượng tâm lý hết sức bình thường
Thứ hai, trầm trọng hoá vấn đề. Những câu như mọi người đổ xô đi làm cò đất, không chăm lo học hành, không đổ tiền sản xuất... tôi thấy khá buồn cười.
Đất nước vẫn đang phát triển tốt, GDP tăng nhanh, thu nhập của người dân đang hồi phục (thuế TNCN thu mạnh, lương tăng...), FDI đổ vào ngày càng nhiều (càng nhiều khu công nghiệp mở rộng), giới trẻ ngày càng kiếm ra nhiều tiền (tỷ lệ triệu phú đô la ngày càng cao)...
Thứ ba, so giá nhà với nước phát triển: Đây là điều viển vông nhất. Thái Lan, Philippines, Indonesia, Cambodia không đi so, lại đi so với Âu, Mỹ, Nhật. Sự thật là một người dân Việt Nam tốn thời gian tương đương với người dân Thái, Phi, Indo, Cambodia trong việc sở hữu nhà
Tôi không thể nói chuyện ở mức độ vi mô ở một vài cá thể đơn lẻ. Ở mức vĩ mô:
- Nếu nhiều cò đất sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh, có thể giúp được tôi mua miếng đất rẻ hơn.
- Nếu cò đất xuất hiện với số lượng nhiều thì cùng nhau họ sẽ tự kéo mức thu nhập của mình xuống, nên chúng ta không cần can thiệp làm gì.
- Nếu có nhiều cò đất có thu nhập cao hơn công nhân thì nhà máy sẽ phải trả lương tốt hơn cho công nhân để giữ chân họ lại, như vậy tốt cho chính họ và cả người khác.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.