Sử cũ không ghi rõ năm sinh của Trần Quốc Quấn. Có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1228, có nơi ghi là năm 1232. Điều đó có nghĩa, ông ra đời sau khi nhà Trần lấy được giang sơn từ tay họ Lý (1225) không lâu.
Trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn tham gia với vai trò tiết chế quân thuỷ bộ giữ biên giới.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trước thế giặc mạnh Nguyên Mông như chẻ tre trong lần thứ hai kéo quân xâm lược (1285), Trần Quốc Tuấn với vai trò Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc đã trực tiếp chỉ huy, đánh tan quân giặc.
Kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba, quân đội nhà Trần dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, lại một lần nữa thắng lợi vẻ vang.
Khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ốm, vua Trần Anh Tông ngự tới thăm. Tại đây, Trần Quốc Tuấn đã dặn vua lấy dân làm gốc, anh em hòa thuận để trị quốc, dẹp giặc.
"... Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt... Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước", trích lời Trần Quốc Tuấn dặn vua Anh Tông.
Mùa thu, tháng 8 năm 1300 Trần Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được phong Thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Với vai trò chỉ huy quân đội Đại Việt 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược, phụng sự hết lòng bốn đời vua Trần là Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông, Trần Quốc Tuấn được người đời tôn vinh là anh hùng dân tộc kiệt xuất, nhà chính trị, danh tướng Việt Nam.
Câu 3: Sau chiến thắng Mông-Nguyên lần thứ hai, một danh tướng đã sáng tác bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư".
Đây là bản dịch thơ phổ biến: "Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu".
Tác giả bài thơ này là ai?