Theo Giản yếu sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 ở làng An Xá, xã Quảng Đức, thành Thăng Long (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), sau chuyển sang phường Thái Hòa, nội thành Thăng Long (nay thuộc phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Ông vốn họ Ngô, húy là Toàn, tự là Thường Kiệt (lúc làm quan do lập công lớn được ban quốc tính nên đổi sang họ Lý).
Năm Lý Thường Kiệt 13 tuổi, sau khi cha ông - Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ - qua đời, ông được chồng cô ruột là Tạ Đức nuôi, cho ăn học. Lớn lên, ông được Tạ Đức đem cháu gái Thuần Khanh gả cho. Lý Thường Kiệt khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn, có chí khí, thích nghề võ. Hàng ngày, ông chăm chỉ học hành, đọc sách, luyện cung kiếm, nhanh chóng thành tài và liên tục được thăng chức.
Năm 1072, được tin vua Lý Thánh Tông băng hà, vua mới là Lý Nhân Tông lên nối ngôi còn quá nhỏ, quan quân nhà Tống dưới thời Tống Thần Tông Triệu Húc bèn tính chuyện bành trướng xuống phương Nam, chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
Nắm được âm mưu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt tâu với vua Lý Nhân Tông và Linh Nhân Thái hậu rằng "Ngồi im đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc". Được sự đồng ý của thái hậu và nhà vua, Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo quân dân Đại Việt tổ chức cuộc tập kích bất ngờ vào thẳng đất Tống nhằm phá tan các căn cứ của quân Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu, đặc biệt là căn cứ hậu cần quan trọng nhất của Tống ở Ung Châu.
Quân Lý khởi binh vào cuối năm Ất Mão (1075). Với những tính toán kỹ lưỡng về phương án tác chiến, quân Lý Thường Kiệt liên tục giành thắng lợi và san phẳng cứ điểm của địch ở các địa điểm trên. Thậm chí, với sự khéo léo, Lý Thường Kiệt còn khiến dân Tống ủng hộ cuộc kháng chiến để tự vệ của nhà Lý. Trong trận đánh này, quân Lý đã giết được hơn 100.000 tên địch, đánh chiếm thành công Ung Châu, tòa thành kiên cố được dựng với biết bao công sức và tiền của nhà Tống, chỉ trong 42 ngày đêm.
Câu 2: Trần Quốc Tuấn nói "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước" trong hoàn cảnh nào?