Cầu Thê Húc là cầu gỗ nối từ bờ Hồ Gươm tới đảo Ngọc nằm trên hồ; trên đảo có đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được nhà nho Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), một danh sĩ đất Bắc Hà cho khởi dựng vào năm 1865 dưới triều vua Tự Đức nhà Nguyễn. Công trình nằm trong quần thể cầu Thê Húc – Tháp Bút – Đền Ngọc Sơn bên Hồ Gươm – một thắng cảnh, chốn linh thiêng của đất Thăng Long.
"Thê Húc" có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sớm" hay "Ngưng tụ hào quang". Trên lan can nhịp giữa cầu có tấm bảng đề chữ "Thê Húc Kiều" (nghĩa là cầu Thê Húc), ban đầu cầu được dựng hoàn toàn bằng gỗ. Trải qua nhiều lần tu sửa, tái thiết, hiện tại phần thân cầu được làm bằng gỗ, các trụ cầu làm bằng bê tông chia thành 15 nhịp nhỏ với 32 trụ xếp thành 16 đôi. Cầu được sơn màu đỏ son với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, ánh sáng. Cầu Thê Húc cùng với quần thể Tháp Bút, Đền Ngọc Sơn là biểu tượng văn hóa, văn vật của thủ đô Hà Nội.
Câu 3: Cầu Long Biên, Hà Nội hoàn thành xây dựng năm nào?