Sét có thể gây thương tích bằng những cách thức sau: Sét đánh thẳng (trực tiếp) vào vị trí nạn nhân từ trên đám mây xuống (thường sẽ tử vong ngay). Sét đánh gián tiếp:
- Khi người tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm, sét lan truyền trên mặt đất. Đây là nguyên nhân chủ yếu của các ca thương vong do sét.
- Khi nạn nhân đứng cạnh vật bị sét đánh, sét có thể phóng qua khoảng cách không khí giữa người và vật. Trường hợp này gọi là "sét đánh tạt ngang".
- Khi nạn nhân tiếp xúc với vật bị sét đánh, sét lan truyền qua đường dây cáp tới các vật như điện thoại, tivi, máy tính, wifi...
Tia sét chính là dòng điện nên người bị sét đánh giống như bị điện giật. Tùy thuộc vào vị trí sét đánh (đầu vào) và vị trí tiếp đất, ngoại vật... (đầu ra) mà dòng điện gây tổn thương lên các bộ phận khác nhau trên đường đi. Tổn thương nhiều nhất là vùng trục dòng điện đi qua có điện trở nhỏ như dây thần kinh, mạch máu, cơ.
Thành mạch máu bị phá huỷ gây đông máu trong mạch, chảy máu. Điện giật dễ gây ngừng tim làm nạn nhân chết đột ngột do sốc điện. Rung thất sẽ xuất hiện với dòng điện nhỏ 50 - 100 mA. Dòng điện còn làm cơ thể thay đổi vận chuyển màng tế bào cơ tim, giải phóng ra chất catecholamin làm ngừng hô hấp dẫn đến ngạt và thiếu ôxy tổ chức. Não và hệ thần kinh bị tác động trực tiếp của dòng điện hoặc thứ phát sau hệ hô hấp và tuần hoàn, gây thiếu máu và thiếu ôxy não, nạn nhân bị co giật kéo dài, ngừng hô hấp, ngừng tim, tắc mạch.
Như vậy khi bị sét đánh, tim, mạch và hệ tuần hoàn dễ bị tổn thương và đe dọa đến tính mạng của người bị sét đánh nhất. Do đó, việc sơ cứu người bị sét đánh, điện giật rất quan trọng, đặc biệt khi nạn nhân bị ngừng tim, ngừng thở, ngay lập tức phải tiến hành ép tim lồng ngực và hà hơi thổi ngạt để phục hồi tuần hoàn và hô hấp.
Câu 5: Giải thích câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
A. Tia sét giúp tổng hợp khí NO để tạo thành phân đạm cho lúa sinh trưởng
B. Tia sét giúp tổng hợp ôxít P2O5 để tạo thành phân lân cho lúa sinh trưởng
C. Tia sét giúp tổng hợp muối KCl để tạo thành phân ka-li cho lúa sinh trưởng