Khi sét đánh tạo ra dòng điện rất mạnh, nhiệt độ không khí của tia sét lên đến chục nghìn độ tạo ra ánh sáng (tia chớp), đồng thời làm giãn nở không khí xung quanh đột ngột tạo ra âm thanh (tiếng sét).
Như vậy, tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc nhưng ta nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Vì tia chớp là ánh sáng truyền đi trong không khí với vận tốc rất lớn 300.000 km/s, còn tiếng sét là âm thanh truyền đi trong không khí với vận tốc chỉ khoảng 340 m/s, thấp hơn rất nhiều. Do đó, ta nhìn thấy tia chớp gần như đồng thời với thời điểm sét đánh và nghe thấy tiếng sét sau một thời gian t = d/340 (d là khoảng cách từ nơi sét đánh tới nơi ta đứng).
Ví dụ, vị trí sét đánh cách vị trí ta đứng 1 km, ta nghe thấy tiếng sét sau khi nhìn thấy tia chớp gần 3 giây (t = 1000/340).
Câu 4: Khi bị sét đánh, thông thường bộ phận và hệ cơ quan nào của cơ thể dễ bị tổn thương và đe dọa đến tính mạng của người bị sét đánh nhất?