Quê tôi vốn thuộc vùng Trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng chè chuyên canh lớn của cả nước. Ngoài chè, người dân quê tôi còn trồng thêm lúa trong các ruộng tộc. Đây là những ruộng lúa nhỏ nằm dưới những thung lũng và cho năng suất rất thấp.
Sinh viên ra trường về quê chỉ biết hái chè. Ảnh minh họa: internet |
Tiếng là nằm trong vùng chè chuyên canh, nhưng cách đây 20 năm, công ty chè đã bán lại toàn bộ cho một doanh nghiệp chè nước ngoài. Từ đó, những đồi chè thuộc về doanh nghiệp này, còn người dân quê tôi phải đi làm thuê cho công ty chè. Sau vụ chè từ tháng 5 đến tháng 10, người dân quê tôi lại đổ đi khắp nơi để làm thuê kiếm sống. Cuộc sống khó khăn cứ đeo đuổi con em vùng đất chè từ đời này sang đời khác.
>> Xem thêm: Bữa cơm nhà nông chỉ có rau và một quả trứng |
Nhiều gia đình cố gắng cho con em mình ăn học để đi làm tại các thành phố cho cuộc sống đỡ vất vả hơn. Bởi vì có học về ngành gì đi nữa thì khi quay về quê hương cũng chỉ làm chè, chăn nuôi thỏ.
Mấy năm trước, do số dân đã vượt quy định nên xã phải tách ra thành một xã mới. Xã mới thành lập chủ yếu là con em địa phương học trung cấp hoặc hết lớp 12, được xin vào từ nhiều cửa khác nhau. Tuy lương thấp nhưng không biết sao mọi người cứ đua nhau xin vào và không phải ai xin cũng vào được, kể cả có tiền.
Còn lại, cả huyện chỉ có vài chục doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sử dụng nhân viên không nhiều và trả lương rất thấp, khoảng 2 triệu một tháng, nhưng cũng rất khó xin vào. Vì vậy con em của vùng, nếu đi học thì sẽ ở lại thành phố xin việc và nếu không học thì tỏa đi khắp nơi làm công nhân.
Tuy đời sống càng ngày càng khá lên song 20 năm nay tôi không thấy quê hương thay đổi là bao. Thiết nghĩ, nếu vùng quê nào trên cả nước cũng như quê tôi thì việc phát triển kinh tế là rất khó khăn.
>> Xem thêm: Đa số nông dân quê tôi mới chỉ thoát đói
Tuấn Anh
Chia sẻ bài viết của bạn về nghề nghiệp, cuộc sống sinh mưu sinh tại đây