Trà xanh làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
Cắt buồng trứng giúp ngăn ngừa ung thư vú Những phụ nữ có khả năng bị ung thư vú và ung thư buồng trứng do mang gene bệnh có thể giảm 25-75% nguy cơ ung thư vú bằng cách cắt buồng trứng. Đó là do sau phẫu thuật, lượng hoóc môn mà buồng trứng sản sinh sẽ giảm đi.
Lần đầu tiên ghép thành công buồng trứng ngoại lai Các nhà khoa học Trung Quốc vừa cho biết họ đã thực hiện thành công việc ghép buồng trứng cho một phụ nữ 34 tuổi, được chẩn đoán là ung thư buồng trứng 2 năm trước. Người hiến là chị gái của bệnh nhân. Đây là ca ghép buồng trứng ngoại lai thành công đầu tiên trên thế giới.
Thuốc điều trị vô sinh không gây ung thư buồng trứng Các nhà khoa học Mỹ đã làm sáng tỏ vấn đề gây tranh cãi suốt một thập kỷ qua: Nghiên cứu trên quy mô lớn nhất từ trước tới nay phủ nhận bất cứ mối liên hệ nào giữa thuốc điều trị vô sinh và ung thư buồng trứng. Theo họ, chính nguyên nhân gây vô sinh như lạc nội mạc tử cung mới là thủ phạm làm tăng nguy cơ này.
Thuốc tránh thai làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng Khi hồi cứu số liệu từ một nghiên cứu lớn của Mỹ thực hiện cách đây 20 năm, các nhà khoa học tại Trung tâm Ung bướu Duke (Mỹ) phát hiện ra rằng, viên thuốc tránh thai tổng hợp chứa 2 hoóc môn oestrogen và progestin giúp giảm 50% nguy cơ ung thư buồng trứng ở tất cả phụ nữ. Ngoài ra, nguy cơ này còn giảm thêm 50% ở những người dùng thuốc có hàm lượng progestin cao.
Ăn nhiều rau quả giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng Một nghiên cứu của Đại học Y Harvard (Mỹ) được thực hiện trên 80.000 phụ nữ cho thấy, những thiếu nữ ăn nhiều rau củ và trái cây sẽ giảm được 46% nguy cơ ung thư buồng trứng sau này.
Điều trị hoóc môn kéo dài tăng nguy cơ ung thư buồng trứng Những phụ nữ được điều trị bằng hoóc môn Oestrogen kéo dài trên 10 năm có nguy cơ ung thư buồng trứng tăng gấp 2 lần. Đó là kết quả một nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Hội Nội khoa Mỹ (JAMA) ngày 20/3.